'Hội Xuân Giáp Thìn 2024': Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc
"Hội Xuân Giáp Thìn 2024” là hoạt động văn hóa chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Giáp Thìn.
"Hội Xuân Giáp Thìn 2024” là hoạt động văn hóa chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Giáp Thìn.
Hội xuân nhằm giới thiệu tôn vinh giá trị những nét đẹp văn hóa truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của cộng đồng 54 dân tộc anh em ở khắp vùng miền trong cả nước; tạo không khí vui tươi phấn khởi cho nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận mua sắm, vui chơi, giải trí lành mạnh trong dịp Tết đến xuân về. Đồng thời, là nơi các tập thể, cá nhân quảng bá thương hiệu, trưng bày, giới thiệu sản phẩm phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán.
Tại “Hội Xuân Giáp Thìn 2024” sẽ diễn ra nhiều cuộc triển lãm hấp dẫn, đặc sắc. Có thể kể đến triển lãm “Vũ điệu Bách Long” trưng bày 100 tác phẩm độc bản, thể hiện linh vật rồng bằng gốm phù điêu, vừa tái hiện văn hóa truyền thống thuần Việt, vừa thể hiện khát vọng bình yên của con người trước sức mạnh của thiên nhiên.
“Vũ điệu Bách Long” bao gồm 3 nội dung chính: Rồng đắp phù điêu trên các dáng độc bình khác nhau với nhiều kích cỡ khổ lớn; “Rồng hóa” bằng cách điệu voc dáng qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông gắn với những vẻ đẹp của bốn loại cây và hoa như Tùng, Cúc, Trúc, Mai và Điêu khắc rồng mang các thông điệp ý nghĩa thể hiện khát vọng bình yên, gửi gắm ước mong phúc khí, thời vận đi lên mong muốn của con người về những điều may mắn, tốt đẹp “Thiên thời địa lợi” trong năm mới Giáp Thìn.
Tại Hội Xuân Giáp Thìn 2024 còn có triển lãm tranh “Hóa Rồng”, hình ảnh Rồng trong tranh và áo dài Việt Nam, trưng bày bộ sưu tập tranh vẽ chủ đề Rồng trên chất liệu mo cau nhiều nhất Việt Nam của họa sĩ Hoàng Trúc, trưng bày các tác phẩm tranh vẽ về Rồng của các họa sĩ trong quá khứ và hiện tại và hình ảnh Rồng trên các áo dài Việt Nam xưa và nay. Trong khi đó, triển lãm “Chợ phiên Di sản” trưng bày sản phẩm của các địa phương đang phát triển Du lịch Di sản văn hóa; Các bức thư pháp Sen và Rồng chào đón năm Giáp Thìn nhằm tôn vinh Di sản văn hóa Việt Nam.
Trưng bày giới thiệu gốm với chủ đề “Tinh hoa từ trời đất” giới thiệu nét tinh hoa của làng nghề gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc) với những sản phầm gốm sành mang đặc trưng thô, mộc có màu đất nung cháy. Những sản phầm gốm gia dụng nổi tiếng lâu đời như vò, vại, chum sành, hũ, lọ...; gốm thủ công mỹ nghệ như các loại bình hoa, nậm, bầu đựng rượu, độc bình, vật dụng trang trí, chao đèn, con giống; gốm xây dựng với phù điêu, họa tiết trang trí phong phú và đa dạng.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm gốm sứ Giang Cao (Hà Nội) với nhiều chủng loại đa dạng, nhiều màu sắc, chất lượng độc đáo mang đậm nét văn hóa dân tộc. Nhiều dòng gốm đang thu hút sự chú ý của khách hàng trong và ngoài nước như gốm men giả đá, men rạn, men co, men ngọc... được thể hiện trên các loại sản phẩm như lọ hoa, tượng, con giống, mảng tranh gốm, đồ thờ; trong gốm ứng dụng cho kiến trúc và mỹ thuật, nổi bật là ngói âm dương và nghệ thuật mosaic gốm (nghệ thuật ghép mảnh gốm).
Trưng bày sản phẩm gốm Chu Đậu (Hải Dương) với nét đẹp hoàn hảo từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí… được vẽ, khắc, họa, đắp nổi hài hòa, tinh xảo. Họa tiết, hoa văn trên gốm Chu Đậu thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông…
Hội Xuân Giáp Thìn 2024 còn có “Không gian thư pháp” giới thiệu những bức thư pháp về mùa Xuân, về Tết góp cho phong vị của ngày xuân càng thêm đậm đà. Đây là nơi dành cho du khách cũng như những người yêu thích muốn tìm hiểu và khám phá về nghệ thuật thư pháp và cũng là nơi các ông đồ tặng chữ đầu xuân. Ngoài ra còn có “Không gian Trà Việt”, hướng dẫn gọt hoa thủy tiên đón Tết.
Bên cạnh đó còn diễn ra “Hội Hoa Xuân” trưng bày và bán các loại hoa đào, quất, Cây cảnh Bon Sai, khu trưng bày và bán các loại hoa lan quý như phi điệp, lan trúc, ngọc điểm, giáng hương… Đặc biệt, điểm nhấn Lễ Khai mạc “Hội Xuân Giáp Thìn 2024”, chương trình thời trang thiếu nhi với chủ đề “Đón Xuân”; chương trình giao lưu nghệ thuật, vinh danh chủ nhiệm các Câu lạc bộ nghệ thuật thiếu nhi và Gala “Chào năm mới 2024”; chương trình nghệ thuật “Đất nước vào Xuân”; vũ hội “Xuân Giáp Thìn”...
Ngành Du lịch TP HCM đón 980.000 lượt khách trong dịp lễ 2/9
05/09/2024, 12:26Fansipan tưng bừng “Mùa vàng bản Mây”, mỗi tuần một lễ hội
15/08/2024, 14:49Du lịch hè 2024: Du khách đổ xô đi nước ngoài, tour nội địa ế ẩm
30/06/2024, 14:30Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng
17/06/2024, 09:28Nỗi buồn sách điện tử
18/03/2024, 16:27Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây
Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.
Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ
Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.
Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.
Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm
Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.
Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?
Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.
Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết
Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024
Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'
“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.
Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt
Lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ Thượng tiêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Cây nêu được dựng lên cũng là lời báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu.