Hơn 550 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu năm
5 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng 30,4% so cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm tới 61,4% so cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo chuyên đề "Thực trạng sức khỏe thị trường bất động sản Việt Nam" do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) công bố cho thấy, thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục trầm lắng.
Theo VARS, trong suốt thời gian dài, kể từ đầu năm 2022, dù Chính phủ liên tục công bố các giải pháp "giải cứu" thị trường BĐS, nhưng các chính sách vẫn chưa đến được với doanh nghiệp.
VARS cho biết năm 2022, nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 48.500 sản phẩm, chỉ bằng hơn 20% nguồn cung năm 2018. Cơ cấu nguồn cung chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn.
Quý I/2023, nguồn cung đạt khoảng 25.000 sản phẩm, chủ yếu là hàng tồn kho từ các dự án mở bán trước đó. Thị trường thiếu vắng hẳn thông tin mở bán từ những dự án mới hoàn toàn.
Trong khi nguồn cung khan hiếm, nhu cầu cũng sụt giảm vì nhiều lý do, bao gồm lãi suất cao, khó khăn trong vay vốn mua bất động sản, sản phẩm không hấp dẫn…
Theo khảo sát của VARS, trong 5 tháng đầu năm 2023, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng giảm tới 61,4% so cùng kỳ năm trước, chỉ có 1.744 doanh nghiệp. Ngoài ra quý 1/2023, doanh thu của doanh nghiệp bất động sản giảm 6,46% và lợi nhuận sau thuế giảm 38,6% so cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, một lượng hàng lớn vẫn còn tồn kho đến chủ yếu từ những dự án xây dựng dở dang hoặc buộc phải tạm dừng.
Trước thực trạng trên, nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh lại quy mô nhân sự. Theo dữ liệu của 20 doanh nghiệp bất động sản có tổng tài sản lớn nhất tính đến cuối năm 2022, thì 6 doanh nghiệp đã thực hiện cắt giảm nhân sự đáng kể trong năm vừa qua.
Sang đến quý I/2023, một số doanh nghiệp lớn lại tiếp tục cắt giảm nhân sự như: Đất Xanh (DXG) cắt thêm 1.384 người, Đất Xanh Services (DXS) giảm 1.245 người so đầu năm. Bên cạnh đó, tuy không giảm nhân sự vào năm 2022 nhưng quý I/2023, Vinhomes (VHM) cũng bớt đi 1.527 người.
Còn theo thông tin từ Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã liên tục phản ánh về việc gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng. Thêm nữa là tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng biến động dẫn đến chi phí doanh nghiệp tăng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, một số vấn đề pháp lý chưa được khơi thông cũng gây tác động đáng kể.
Với những gì diễn ra, VARS nhận định, nếu doanh nghiệp nào còn lực, còn “dấu hiệu sinh tồn”, khẩn trương thí điểm phê duyệt, giải quyết trực tiếp vướng mắc, đưa doanh nghiệp thoát khỏi trạng thái nguy hiểm. Qua đó giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đưa hàng vào thị trường. Phương án này nên ưu tiên dự án cấp thiết, phù hợp nhu cầu thực. Đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp lớn, có ảnh hưởng nhiều đến thị trường.
Ngoài ra, với doanh nghiệp yếu, hết năng lực triển khai dự án song đã hoàn thiện cơ bản thủ tục pháp lý, thì tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư, nhằm mục đích kết nối chủ đầu tư và nhà đầu tư để kêu gọi đầu tư, hoặc M&A. Còn doanh nghiệp có dự án tồn đọng nhiều vướng mắc, trong khi không đủ năng lực triển khai dự án, Nhà nước cần áp dụng giải pháp hỗ trợ, thực hiện việc “mua lại” dự án của doanh nghiệp. Sau đó hoàn thiện thủ tục vướng mắc tồn tại, rồi đấu giá lựa chọn nhà đầu tư mới thực hiện dự án.
Tạp chí Người Xây dựng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Lào Cai
13/01/2025, 11:07Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
07/01/2025, 06:15THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
07/01/2025, 06:1510 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
07/01/2025, 06:14GDP năm 2024 tăng 7,09%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2024 tăng 7,09% so với năm trước. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
CNN Indonesia: 'VinFast năm 2024 - Số một thị trường nội địa, bứt phá toàn cầu'
Theo CNN Indonesia, với sự chèo lái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong năm 2024, VinFast không chỉ làm nên lịch sử khi trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam mà còn ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên thế giới.
Các “đại bàng” bán dẫn, AI về Việt Nam “làm tổ” có thể sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư ban đầu
Các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển công nghiệp bán dẫn và AI đủ điều kiện có thể được hỗ trợ lên tới 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
Theo công bố từ Vinamilk, trong năm 2024, doanh nghiệp này đã tung và tái tung 125 sản phẩm. Như vậy, trung bình cứ 2 ngày làm việc, ông lớn này có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới đến tay người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.
Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long
Mới đây, Ban QLDA ở Lào Cai phát hiện trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty Thăng Long có nhân sự sử dụng bằng Đại học Giao thông Vận tải không hợp pháp. Sau đó, doanh nghiệp này có trúng gói thầu trị giá hơn 116 tỷ đồng tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An.
Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực
Một ban quản lý dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây liên tục phát hiện liên danh của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương sử dụng nhân sự có bằng cấp không hợp pháp và thiếu trung thực trong việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhân sự… tại các dự án thi công xây dựng ở tỉnh này.
Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng DIC Holdings có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa bị cấm thầu theo quy định tại Điều 27 và Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận bằng kỹ sư xây dựng Trường Đại học Bình Dương: Bất ngờ nhân tố U&I
Mặc dù liên tiếp bị đơn vị chức năng ở Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện đưa bằng kỹ sư xây dựng dân dụng không hợp pháp của Trường Đại học Bình Dương vào hồ sơ tham gia hoạt động đấu thầu, Công ty CP Xây dựng U&I (Unicons) không những không bị cấm thầu mà còn tiếp tục trúng thầu giá trị lớn.