HoREA kiến nghị hợp thức hóa cho nhà siêu nhỏ

Thứ tư, 18/09/2019, 13:34 PM

HoREA kiến nghị cần xem xét hợp pháp hóa nhà siêu nhỏ và cấp "sổ đỏ" cho "căn nhà nhỏ" của người có thu nhập thấp, người nghèo...

horea-kien-nghi-hop-thuc-hoa-cho-nha-sieu-nho
HoREA kiến nghị hợp thức hóa cho nhà siêu nhỏ. Ảnh một căn nhà siêu nhỏ tại Hà Nội

Tham luận tại một hội thảo quốc tế về nhà ở, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, TP HCM hiện có gần 9 triệu người theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2019. So với năm 2009, thì dân số thành phố đã tăng 1,8 triệu người, trung bình tăng 183.000 người/năm trong 10 năm gần đây.

Theo ông Châu, vấn đề lớn nhất và khó khăn nhất của TP HCM là giải quyết nhu cầu nhà ở cho đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, cán bộ công chức, sinh viên, công nhân lao động, người nhập cư để đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.

Hiện nay, có khoảng 476.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang sống chung với người thân, chiếm gần ¼ tổng số hộ gia đình. Trong đó, có khoảng 20.000 hộ cán bộ, công chức chưa sở hữu nhà ở; Có 300.000 hộ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội; Có 143.000 hộ có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội (chiếm tỷ lệ 65% - 94% đối tượng khảo sát); Có hơn 20.000 hộ sống trên và ven kênh rạch và 35.000 hộ đang sống trong các chung cư cũ cần được cải tạo, nâng cấp hoặc tái định cư.

"Hầu hết các đối tượng này đều có nhu cầu mua nhà ở thương mại vừa túi tiền (loại căn hộ 1-2 phòng ngủ, giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/căn), hoặc thuê mua nhà ở xã hội trả góp 15 năm, hoặc thuê nhà giá rẻ", ông Châu cho biết.

Để giải bài toán nhà ở, ngoài phát triển doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt trong lĩnh vực tư nhân, HoREA còn cho rằng, Nhà nước cần giữ vai trò kiến tạo môi trường kinh doanh thông qua hoạt động xây dựng thể chế hành chính và cơ chế chính sách.

Đối với các quận nội thành, Chủ tịch HoREA cho rằng, không nên tiếp tục cho phép "khoét lõm" xây dựng chung cư mini. Xây dựng lại chung cư cũ và chỉnh trang, di dời, tái định cư nhà trên và ven kênh rạch cần kết hợp với chỉnh trang khu vực lân cận. 

HoREA đề nghị cho phép doanh nghiệp được phát triển các dự án nhà trọ, phòng trọ để giải quyết nhu cầu chỗ ở của sinh viên, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư.

Đồng thời, với thực trạng có đến khoảng 42% nhà ở dưới 30m2/căn, thậm chí có đến 22,4% nhà ở dưới 20m2/căn, đã đặt ra vấn đề cần xem xét lại, có thể quy định mức diện tích tối thiểu được tách thửa thấp hơn (quy định diện tích tối thiểu hiện nay là 36 m2, 50 m2, 80 m2) để giải quyết bài toán nhà ở.

"Cần xem xét hợp pháp hóa nhà ở và cấp "sổ đỏ" cho "căn nhà nhỏ" của người có thu nhập thấp, người nghèo, kể cả cần xem xét giải quyết có lý có tình đối với trường hợp nhà "3 chung", ông Châu đề xuất.

Trong Luật Xây dựng (có hiệu lực từ năm 2005) có riêng một điều khoản quy định: Diện tích thửa đất dưới 15 m2 hoặc từ 15 - 40 m2, chiều sâu dưới 3 m thì tuyệt đối không được cấp phép xây dựng. Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 20/1/2010 của UBND TP Hà Nội thì quy định: Những lô đất có diện tích nhỏ hơn 15 m2; những lô đất có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m hoặc có kích thước hình học không đủ điều kiện để xây dựng công trình theo quy hoạch thì không được phép xây dựng.

Tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP Chính phủ đã dành một ngoại lệ nếu chủ sử dụng đất đáp ứng những điều kiện nhất định. 

Điều kiện đó là thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh có đủ điều kiện cấp Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nếu đáp ứng điều kiện trên, chủ sử dụng đất sẽ được cấp Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 
Theo quy định trước đây, đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì chủ sử dụng đất sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cũng như quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 
 

Chưa có kết luận cuối cùng Asanzo có gì để nói mình 'oan'?

Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) Đinh Tiến Dũng khẳng định chưa có kết luận cuối cùng vụ Asanzo, vậy có gì để doanh nghiệp này nói mình oan?

 

34 người Trung Quốc thuê nguyên khách sạn ở Đà Nẵng để thao túng chứng khoán

Công an đột nhập vào một khách sạn, khống chế 34 người Trung Quốc qua Đà Nẵng du lịch nhưng có những hoạt động phi pháp.

 

Tập đoàn Asanzo làm sai nội dung đăng ký họp báo?

Trong giấy mời đến cơ quan báo chí Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo nói sẽ công bố kết luận thanh tra, kiểm tra đối với công ty này. Tuy nhiên nội dung này không nằm trong nội dung được Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho phép.