Kết quả rà soát giá vé máy bay của các hãng hàng không
Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT kết quả rà soát, kiểm tra giá vé máy bay của các hãng hàng không, tập trung vào giai đoạn từ ngày 1/1 đến ngày 4/5/2024.
Cuộc kiểm tra được thực hiện từ 7 - 9/5, với các hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA), VietJet Air, Bamboo Airways và Vietravel Airlines; đồng thời kiểm tra tại đại lý bán vé của các hãng (2 đại lý bán vé của VNA, Vietjet và 1 đại lý của mỗi hãng Bamboo Airways, Vietravel Airlines), tập trung vào giai đoạn từ 1/1 - 4/5.
Ngoài ra, Cục Hàng không cũng rà soát tình hình bán vé máy bay của hãng, đặc biệt là trong dịp lễ 30/4 - 15; chính sách về giá vé máy bay cho giai đoạn cao điểm hè năm nay; Công tác quản lý, kiểm tra hoạt động của đại lý bán vé máy bay (các quy định của hãng đối với đại lý, chế tài xử phạt trong trường hợp đại lý vi phạm hợp đồng); Công tác giải quyết khiếu nại của hãng đối với hành khách trong hoạt động bán vé máy bay.
Qua quá trình làm việc với 4 hãng hàng không và 6 đại lý bán vé máy bay, Cục Hàng không nhận thấy: Các hãng đều thực hiện việc kê khai giá theo khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách do Bộ GTVT quy định.
Trên cơ sở khung giá vận chuyển hành khách nội địa, Vietnam Airlines có 17 mức giá, Vietjet có 20 mức giá, Bamboo Airways có từ 12-15 mức giá và Vietravel Airlines có 18 mức giá cho từng chặng bay. Các mức giá này không vượt mức tối đa theo quy định.
Các hãng đã thực hiện niêm yết giá vé đầy đủ, bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, phụ thu quản trị hệ thống, phụ thu dịch vụ hệ thống, phụ thu dịch vụ tiện ích, phụ thu dịch vụ đặt vé (nếu có), các khoản thu hộ (dịch vụ phục vụ hành khách và đảm bảo an ninh hành khách, hành lý) và thuế VAT.
Hành khách khi truy cập vào các trang web bán vé của các hãng hàng không, sau khi lựa chọn hành trình và ngày đi sẽ nhận được thông tin giá vé đầy đủ cần phải thanh toán trước khi mua vé.
Các khoản phụ thu nằm trong giá vé như phụ thu quản trị hệ thống, phụ thu dịch vụ hệ thống của các hãng dao động từ 430.000 - 480.000 đồng tùy hãng và được thể hiện ở phần phụ phí (cùng với mục thuế, phí cùng với các khoản thu hộ; tuy nhiên, việc hiển thị thông tin chưa đồng nhất giữa các hãng).
Đối với các vé được bán trực tiếp tại phòng vé, các hãng đều thu thêm một khoản phí khoảng 50.000 đồng và khoản này không áp dụng khi khách mua trực tuyến trên trang web, ứng dụng điện thoại chính thức của hãng, hoặc các kênh bán vé máy bay trực tuyến chính thức khác (ngân hàng liên kết, đại lý điện tử như Traveloka, aBay, VnPay...).
Ngoài ra, các khoản phụ thu dịch vụ tăng thêm (không bắt buộc) tùy theo nhu cầu của hành khách (chọn chỗ ngồi, mua thêm hành lý ký gửi, chọn suất ăn, bảo hiểm du lịch...) cũng được các hãng niêm yết, công khai trên website chính thức của các hãng, khi khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ sẽ nhận được thông tin đầy đủ về chi phí phải trả trước khi thanh toán.
Theo báo cáo, trong giai đoạn từ 1/1 - 30/4/2024 so với cùng kỳ năm 2023, các mức giá vé hạng phổ thông cơ bản trên các đường bay nội địa của các hãng về cơ bản có sự gia tăng. Song với 3 đường bay trục (Hà Nội - TP HCM, Hà Nội - Đà Nẵng và TP HCM - Đà Nẵng), chiếm phần lớn trong cơ cấu giá vé bán ra của các hãng vẫn ở phân khúc giá thấp và trung bình (từ 60 - 70% số lượng vé bán ra).
Bên cạnh đó, cũng có những đường bay ghi nhận gia tăng cao về tỷ lệ với các phân khúc giá trung bình và thấp. Cụ thể, trên đường bay TP HCM - Đà Nẵng, VNA và Vietjet đều tăng số lượng vé phân khúc giá thấp lần lượt +5 và +8 điểm phần trăm; trên đường bay TP HCM - Hà Nội, Bamboo Airways và Vietjet đều tăng số lượng vé phân khúc giá thấp lần lượt +7 và +11 điểm phần trăm...
Mặc dù vậy, đoàn kiểm tra đánh giá việc thể hiện thông tin về giá vé trên website của các hãng chưa đồng nhất và có nội dung khoản thu dễ gây hiểu lầm về cách gọi/đặt tên, dẫn đến hành khách không nắm rõ chi tiết về các khoản phải trả trong tổng giá vé phải thanh toán. Các thông tin về các chương trình khuyến mại, chính sách giảm giá vé của các hãng cũng chưa được truyền thông rộng rãi, dẫn đến giảm khả năng tiếp cận thông tin và mua được các mức giá phù hợp của khách hàng.
Cục Hàng không đề nghị 4 hãng hàng không rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện. Dự kiến, Cục Hàng không sẽ tổ chức làm việc với các hãng để thống nhất cách thể hiện, bảo đảm thông tin rõ ràng, đầy đủ.
Tạp chí Người Xây dựng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Lào Cai
13/01/2025, 11:07Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
07/01/2025, 06:15THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
07/01/2025, 06:1510 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
07/01/2025, 06:14GDP năm 2024 tăng 7,09%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2024 tăng 7,09% so với năm trước. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
CNN Indonesia: 'VinFast năm 2024 - Số một thị trường nội địa, bứt phá toàn cầu'
Theo CNN Indonesia, với sự chèo lái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong năm 2024, VinFast không chỉ làm nên lịch sử khi trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam mà còn ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên thế giới.
Các “đại bàng” bán dẫn, AI về Việt Nam “làm tổ” có thể sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư ban đầu
Các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển công nghiệp bán dẫn và AI đủ điều kiện có thể được hỗ trợ lên tới 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
Theo công bố từ Vinamilk, trong năm 2024, doanh nghiệp này đã tung và tái tung 125 sản phẩm. Như vậy, trung bình cứ 2 ngày làm việc, ông lớn này có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới đến tay người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.
Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long
Mới đây, Ban QLDA ở Lào Cai phát hiện trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty Thăng Long có nhân sự sử dụng bằng Đại học Giao thông Vận tải không hợp pháp. Sau đó, doanh nghiệp này có trúng gói thầu trị giá hơn 116 tỷ đồng tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An.
Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực
Một ban quản lý dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây liên tục phát hiện liên danh của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương sử dụng nhân sự có bằng cấp không hợp pháp và thiếu trung thực trong việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhân sự… tại các dự án thi công xây dựng ở tỉnh này.
Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng DIC Holdings có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa bị cấm thầu theo quy định tại Điều 27 và Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận bằng kỹ sư xây dựng Trường Đại học Bình Dương: Bất ngờ nhân tố U&I
Mặc dù liên tiếp bị đơn vị chức năng ở Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện đưa bằng kỹ sư xây dựng dân dụng không hợp pháp của Trường Đại học Bình Dương vào hồ sơ tham gia hoạt động đấu thầu, Công ty CP Xây dựng U&I (Unicons) không những không bị cấm thầu mà còn tiếp tục trúng thầu giá trị lớn.