Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn nền kinh tế
Tuy đã có nhiều biện pháp để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng nhưng Thủ tướng cho rằng kết quả vẫn chưa được như mong muốn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô cuối năm 2022 và đầu năm 2023 vào sáng 6/12 đã nhấn mạnh, thời gian qua, dù chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu đáng trân trọng, nhưng phía trước còn rất nhiều việc phải làm, bởi khó khăn thách còn rất lớn. Vì vậy, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu phải kiên trì mục tiêu "ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế".
Nhiều ý kiến tại cuộc họp đánh giá, cuối tháng 10, đầu tháng 11 tình hình thế giới gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Cạnh tranh chiến lược vẫn diễn ra gay gắt, chính sách chống lạm phát của các nước tác động tới toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Giá nguyên vật liệu biến động liên lục. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp. Tăng trưởng kinh tế của các nước chậm lại, nhiều nước tăng trưởng âm. Ở trong nước, sau hơn 2 năm chống dịch, khả năng chống chịu của nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp đã bị "bào mòn".
Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, vừa qua, Chính phủ đã thành lập 3 tổ công tác để xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tín dụng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; đã tổ chức 3 hội nghị để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Từ tháng 10 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng và các lãnh đạo Chính phủ đã có gần 50 văn bản chỉ đạo, điều hành để xử lý, ổn định tình hình. Các giải pháp trên đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng ở cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đặc biệt, Chính phủ đã rà soát, có nhiều biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm để lành mạnh hóa các loại thị trường, nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và một số ngân hàng yếu kém.
Ngoài những tác động tích cực là chủ yếu, các biện pháp quyết liệt trên cũng phần nào tác động đến tâm lý thị trường, bị một số người lợi dụng làm méo mó, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh, đây là việc phải làm để thiết lập lại trật tự, đưa các thị trường về đúng bản chất, hoạt động công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, hiệu quả và bền vững; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan trong mọi hoàn cảnh. Đến nay, niềm tin thị trường đang từng bước được tăng cường, củng cố và kinh tế xã hội 11 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng.
Thủ tướng nhận định, thời gian tới còn rất nhiều khó khăn, thách thức như còn những rủi ro liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Thủ tướng đã giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ, ngành, yêu cầu phải bám sát tình hình, diễn biến các thị trường, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân; dự báo các khó khăn, rủi ro để có giải pháp ứng phó hiệu quả, dứt khoát không để ách tắc vốn cho nền kinh tế.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Ngân hàng Nhà nước tăng hạn mức tín dụng hợp lý, hiệu quả cho các ngân hàng, doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, công khai, minh bạch, an toàn, bền vững, đúng pháp luật, đúng mục tiêu. Song song với việc mở rộng hạn mức tín dụng thì phải tăng cường giám sát kiểm tra, tránh tiêu cực, tránh đầu cơ, tránh lợi dụng chính sách để trục lợi; đảm bảo thanh khoản cho các doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, lành mạnh và đặc biệt chống sở hữu chéo, lợi dụng chính sách để trục lợi".
Ở các lĩnh vực như hàng không, thuốc, trang thiết bị y tế, xăng dầu, Thủ tướng yêu cầu tôn trọng quy luật cạnh tranh, cung cầu, quy luật thị trường, nhưng khi có vấn đề đột xuất thì phải có công cụ quản lý của Nhà nước để ổn định lại thị trường, ổn định giá cả phù hợp với thu nhập của người dân và chi phí của doanh nghiệp.
Thủ tướng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đánh giá kỹ và cơ cấu lại thị trường lao động phù hợp giữa số lao động mất việc và nhu cầu tuyển dụng; xây dựng và triển khai ngay chính sách hỗ trợ người thất nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công và hộ nghèo trong dịp Tết.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Yêu cầu phấn đấu đạt các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2022 ở mức cao nhất. Chỉ còn gần 1 tháng là kết thúc năm 2022, chúng ta cần "chạy nước rút về đích" bảo đảm an toàn, hiệu quả, đạt được các mục tiêu nhưng mang tính bền vững; đồng thời chuẩn bị cho năm 2023 đã được xác định là có khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi, chỉ đạo, điều hành cần bản lĩnh hơn, hiệu quả hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các bộ, ngành, địa phương để xử lý các vấn đề đặt ra".
Ấn tượng thiết kế kiến trúc bộ đôi tòa tháp The Continental
16/01/2025, 14:52Vietjet nằm trong nhóm các hãng bay an toàn nhất toàn cầu 2025
15/01/2025, 15:07Tạp chí Người Xây dựng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Lào Cai
13/01/2025, 11:07Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
Chào đón năm mới 2025, Vietjet mang đến cơ hội trải nghiệm bay miễn phí trên khinh khí cầu Vietjet tại Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế Tamil Nadu 2025 (*).
Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
Mang xuân về khắp muôn nơi, Vietjet triển khai dịch vụ vận chuyển mai, đào trên các chuyến bay nội địa từ nay đến 15/2/2025 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), với mức giá 450.000 đồng/bó (*).
THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
“Em mong muốn mình sẽ thực hiện được ước mơ và có cơ hội trở lại chương trình với vai trò khác để giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn”. Đó là chia sẻ của em Phan Thái Tỷ - Sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tại lễ trao học bổng “Nâng bước thủ khoa” năm 2024.
10 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
Năm 2024, dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO). Với tầm nhìn chiến lược và sự đổi mới không ngừng, THACO đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
GDP năm 2024 tăng 7,09%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2024 tăng 7,09% so với năm trước. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
CNN Indonesia: 'VinFast năm 2024 - Số một thị trường nội địa, bứt phá toàn cầu'
Theo CNN Indonesia, với sự chèo lái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong năm 2024, VinFast không chỉ làm nên lịch sử khi trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam mà còn ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên thế giới.
Các “đại bàng” bán dẫn, AI về Việt Nam “làm tổ” có thể sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư ban đầu
Các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển công nghiệp bán dẫn và AI đủ điều kiện có thể được hỗ trợ lên tới 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
Theo công bố từ Vinamilk, trong năm 2024, doanh nghiệp này đã tung và tái tung 125 sản phẩm. Như vậy, trung bình cứ 2 ngày làm việc, ông lớn này có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới đến tay người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.