Lệnh của Chủ tịch Nước công bố 9 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV

Thứ tư, 12/12/2018, 11:45 AM

Hôm qua 11/12, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm chính thức thông báo Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 Luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ 6.

lenh-cua-chu-tich-nuoc-cong-bo-9-luat-duoc-thong-qua-tai-ky-hop-thu-6-quoc-hoi-khoa-xiv
Buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 09 luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua. Ảnh: Quochoi.vn

 

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 đã thông qua 9 luật. Căn cứ Hiến pháp năm 2013 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chủ tịch nước đã ký 9 Lệnh về việc công bố Luật, đó là: Luật bảo vệ bí mật nhà nước, luật đặc xá, luật trồng trọt, luật chăn nuôi, luật cảnh sát biển Việt Nam, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học, luật phòng chống tham nhũng, luật công an nhân dân, luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

Cụ thể, ngày 29/11/2018, Chủ tịch nước đã ký ban hành Lệnh số 08 công bố Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; ngày 03/12/2018, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 09, 10, 11, 12, 13 công bố 05 Luật, gồm: Luật Đặc xá, Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; ngày 04/12/2018, Chủ tịch nước đã ký ban hành các Lệnh số 14, 15, 16 công bố 03 luật, gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

Tiếp đó, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trình bày tóm tắt nội dung chính của 09 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019, gồm 10 chương, 96 điều, quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý, xung đột, vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch. Trong đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch được xây dựng trên quan điểm lấy Luật Quy hoạch làm gốc.

Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, gồm 7 chương, 85 điều quy định về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm giống cây trồng.

Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, gồm 8 chương, 83 điều, quy định về hoạt động chăn nuôi, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi, quản lý nhà nước về chăn nuôi.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, đã sửa đổi theo đúng quy định của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới 01 điều, bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật. Điểm mới của Luật là tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học. Đặc biệt, Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy, quyết định nhân sự, tiêu chuẩn hiệu trưởng và giáo viên theo quy định của pháp luật.

Luật Công an nhân dân có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, gồm 07 chương, 46 điều, so với Luật Công an nhân dân năm 2014 tăng 01 điều, sửa đổi, bổ sung 40 điều. Luật đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 22 ngày 15/03/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Công an nhân dân năm 2014; đảm bảo thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Luật Đặc xá có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019, gồm 6 chương, 39 điều, so với Luật Đặc xá năm 2007 đã tăng 03 điều, sửa đổi bổ sung 34 điều.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 05 chương, 28 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020, có các quy định liên quan đến lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hieuj lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định còn nguyên giá trị của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 và bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới.

Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019, gồm 8 chương, 41 điều. Luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc Quốc hội ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam thể hiện tuyên bố mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp pháp luật, hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế. Đồng thời, đây cũng là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vẹ biển, đảo Việt Nam giai đoạn hiện nay. Luật Cảnh sát biển Việt Nam là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc để cảnh sát biển Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị trí, vai trò tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

 

Mức lương Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tăng bao nhiêu trong năm 2019

Từ ngày 1/7/2019 mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng lên 1,490.000 triệu đồng/tháng, do đó mức lương của các lãnh đạo cấp cao cũng có sự thay đổi.

 

'Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là ý nguyện toàn dân, chống tham nhũng hiệu quả gấp bội'

Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước là ý nguyện mà người dân nào cũng mong muốn, ông tin tưởng rằng thời gian tới công cuộc chống tham nhũng sẽ có hiệu quả gấp bội.

 

Tiểu sử tóm tắt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Chiều ngày 23/10, sau khi được Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm tân Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp.