Nếu đúng hối lộ hơn 5 tỷ đồng, Công ty Tenma Việt Nam có bị tội 'đưa hối lộ'?

Thứ tư, 27/05/2020, 06:46 AM

Tội đưa hối lộ, tùy điều kiện, hình phạt cao nhất là 20 năm. Với tội nhận hối lộ, hình phạt cao nhất, tùy điều kiện, có thể bị phạt chung thân hoặc tử hình.

Công ty TNHH Tenma Việt Nam (công ty mẹ tại Tokyo, Nhật Bản) đã khai báo 2 lần hối lộ tổng cộng 25 triệu yên (hơn 5 tỷ đồng) cho một số cán bộ, công chức Việt Nam thu hút sự quan tâm dư luận.

Công ty TNHH Tenma Việt Nam (công ty mẹ tại Tokyo, Nhật Bản) đã khai báo 2 lần hối lộ tổng cộng 25 triệu yên (hơn 5 tỷ đồng) cho một số cán bộ, công chức Việt Nam thu hút sự quan tâm dư luận.

Vụ việc Công ty TNHH Tenma Việt Nam (công ty mẹ tại Tokyo, Nhật Bản) đã khai báo 2 lần hối lộ tổng cộng 25 triệu yên (hơn 5 tỷ đồng) cho một số cán bộ, công chức Việt Nam thu hút sự quan tâm dư luận. Theo báo chí Nhật Bản, các công tố viên quận Tokyo ban đầu đánh giá hành vi này của Tenma đã vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.

Theo cơ quan điều tra, khoản tiền trên được lãnh đạo Công ty Tenma trực tiếp thông qua khoản “phí điều chỉnh” cho các cán bộ của của một cơ quan địa phương của Việt Nam nhằm được miễn giảm khoản truy thu thuế đối với công ty con tại Việt Nam.

Khoản “phí điều chỉnh” trị giá 25 triệu yên này được thực hiện qua 2 lần. Cụ thể, lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2017, sau khi nhận được thông báo về khoản truy thu thuế giá trị giá tăng với vật liệu thô nhập khẩu lên tới 400 tỷ đồng, lãnh đạo của công ty con Tenma Việt Nam đã đưa ra với trụ sở về “sáng kiến” hối lộ cho các cán bộ địa phương Việt Nam nhằm được miễn khoản tiền trên.

Được sự đồng ý của ông Kento Fujino, Chủ tịch tại trụ sở chính của công ty, Tenma Việt Nam đã trả 2 tỷ đồng (khoảng 10 triệu yên) cho cán bộ của Việt Nam để tránh khoản phụ phí. Kết quả, công ty này đã được miễn 400 tỷ đồng.

Ngoài ra, vào tháng 8 năm 2019, sau một cuộc kiểm tra thuế và được cán bộ địa phương Việt Nam yêu cầu nộp thêm khoản thuế 17,8 tỷ đồng (khoảng 89 triệu yên) bao gồm thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, cán bộ điều tra thuế yêu cầu phía công ty trả tiền mặt 3 tỷ đồng. Công ty này thực hiện theo và sau cùng được giảm khoản truy thu thuế doanh nghiệp từ 17,8 tỷ đồng xuống còn khoảng 570 triệu đồng (2,62 triệu yên).

Hiện Công an tỉnh Bắc Ninh đang vào cuộc điều tra. Đặt giải thiết nếu đúng TNHH Tenma Việt Nam hối lộ hơn 5 tỷ đồng, Công ty Tenma Việt Nam liệu có bị xử lý vì tội đưa hối lộ?

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình thì sẽ phạm tội Đưa hối lộ. Mức tiền, tài sản thấp nhất để xác định dấu hiệu của tội này là 2 triệu đồng. Nếu của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá một tỷ đồng trở lên, hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm...

Người đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định này.

Tuy nhiên, người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Điều 365 (tội Môi giới hối lộ) cũng quy định: Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, theo điều 29, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận...

Chia sẻ báo chí, ông Phạm Chí Thành, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin trên, lãnh đạo Cục Hải quan này đã yêu cầu ông Nguyễn Văn Phúc, trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan giải trình.

Ở thời điểm kiểm tra năm 2017, ông Phúc là Chi cục phó Chi cục kiểm tra sau thông quan của Hải quan Bắc Ninh, hiện ông này đang giữ chức vụ Phó phòng nghiệp vụ của Cục Hải quan Bắc Ninh.

Theo ông Thành, việc kiểm tra sau thông quan tại Công ty Tenma VN có nằm trong kế hoạch nhưng qua kiểm tra, đoàn kiểm tra cũng không phát hiện ra sai phạm bởi Công ty Tenma VN là doanh nghiệp chế xuất. Và theo Luật thuế Xuất nhập khẩu và quy định của ngành hải quan, doanh nghiệp chế xuất không thuộc đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu.

"Cho nên, với riêng cơ quan hải quan, nếu thông tin trên báo Nhật nói rằng, cán bộ hải quan trao đổi với doanh nghiệp để giảm thuế là không có cơ sở", ông Thành nói.