Nghệ An: Phát hiện nhiều loài gà, chim rừng quý hiếm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
Sau thời gian đặt bẫy ảnh, khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát hiện nhiều loại gà, chim rừng quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam hiện đang sinh sống trên các cánh rừng
Theo thông tin từ khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), đơn vị vừa công bố nhiều loại gà, chim quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam hiện đang sinh sống trên các cánh rừng trong khu bảo tồn.
Cụ thể, qua điều tra 6 tuyến trên 36km ở các cánh rừng của khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (BTTN), lập 12 ô tiêu chuẩn, đặt 13 bẫy ảnh, 12 điểm đặt máy ghi âm và lưới mờ, lực lượng chức năng đã ghi nhận tổng số 273 loài chim, thuộc 60 họ, 17 bộ. Kết quả này đã bổ sung 8 loài chim lần đầu ghi nhận tại khu bảo tồn. Theo danh mục chim Việt Nam mới nhất, số loài chim ghi nhận được tại khu BTTN Pù Huống chiếm 28,7% số loài chim ở nước ta hiện nay. Đây là con số thể hiện rất rõ tính đa dạng của khu bảo tồn này.
Tại khu BTTN Pù Huống cũng đã ghi nhận bộ sẻ có 37 họ, 164 loài; bộ gõ kiến có 18 loài; bộ ưng 12 loài; bộ gà 11 loài; bộ sả 11 loài; bộ bồ câu 10 loài; các bộ chim còn lại có dưới 10 loài, chiếm tỷ lệ không đáng kể về loài trong khu hệ chim. Có tổng số 48 loài chim quý hiếm tại khu BTTN Pù Huống. Trong đó có 7 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam; 12 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN; 6 loài được liệt kê vào nhóm các loài chim nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn. Cùng với sự đa dạng về thành phần loài, kết quả này đã thể hiện giá trị bảo tồn rất cao của hệ chim ở khu BTTN Pù Huống. Trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm như trĩ sao, công, hồng hoàng, niệc mỏ vằn, niệc nâu, gà tiền mặt vàng.
Đặc biệt, lực lượng chức năng đã phát hiện 2 loài gà quý hiếm là gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng. Đây được đánh giá là 2 loài thường xuyên được người dân bắt gặp trên rừng nhưng số lượng rất ít, chỉ 2 đến 4 con mỗi đàn. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng phát hiện nhiều loài chim quý đang sinh trưởng tại khu bảo tồn này.
Các loài gà quý hiếm được phát hiện mới đây đều phân bố ở nhiều trạng thái rừng khác nhau. Tuy nhiên, trạng thái rừng mà những loài gà này thường sinh sống ở những cánh rừng hỗn giao gỗ tre nứa hoặc rừng pha lẫn tre nứa có độ cao trung bình từ 300m đến 1.000m so với mặt nước biển.
Ông Võ Minh Sơn - Giám đốc khu BTTN Pù Huống cho biết: “Khu BTTN Pù Huống là một khu vực có tính đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái tự nhiên cũng như thành phần loài động vật. Các loài chim trong bộ gà thường kiếm ăn trên mặt đất và có giá trị về thực phẩm nên rất dễ bị săn bắt, dẫn đến số lượng cá thể rất ít. Để phục vụ công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, việc cập nhật thành phần loài chim là rất cần thiết, đặc biệt là với những loài nguy cấp, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với các loài này cần xác định được đặc điểm hiện trạng, phân bố cũng như những mối đe dọa chủ yếu đến loài. Từ đó, lực lượng chức năng sẽ đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài chim quý hiếm”.
Cùng chủ đề
Sao Việt hôm nay (14/1): Việt Hương nổi nóng khi khán giả đòi sao kê, Hari Won bất ngờ đăng đàn đòi 'dừng lại'
Sao Việt hôm nay (10/10): Việt Hương mất thêm người thân, quản lý Phi Nhung lên tiếng chuyện cát-xê Hồ Văn Cường
Sao Việt hôm nay (2/10): Quách Tuấn Du khỏi Covid-19, động thái của Chi Pu khi vướng tin đồn qua Mỹ sinh con
Sao Việt hôm nay: Hương Giang bị 'dìm hàng', Chi Pu lên đồ màu nude dễ gây hiểu lầm
Pù Luông và loạt điểm du lịch ở quê hương Hoa hậu Đỗ Thị Hà
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
02/11/2024, 20:39Miền Bắc ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh
02/11/2024, 10:47Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
02/11/2024, 10:45Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024
31/10/2024, 22:51VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong kỳ điều hành ngày mai
30/10/2024, 14:05Quảng Bình mưa lớn kéo dài, nhiều địa phương bị ngập nặng
28/10/2024, 16:08Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh Quảng Bình bị mưa lũ xói lở nghiêm trọng
Do ảnh hưởng của bão số 6, nhiều hạng mục công trình, kết cấu hạ tầng tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị xói lở nghiêm trọng.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.
Thêm cơn bão tiếp tục được dự báo có khả năng sẽ vào Biển Đông
Một cơn bão có tên Kong-rey đang hoạt động ở vùng biển ngoài xa phía Đông đảo Lu Dông (Philippines), cơn bão có khả năng tiệm cận vào khu vực Biển Đông.
Ảnh hưởng bão Trà Mi, Thừa Thiên – Huế yêu cầu người dân không ra đường
Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu người dân không được ra đường từ 7h ngày 27/10 do ảnh hưởng mưa to, gió lớn của bão Trà Mi.
Quảng Nam: Cấm tàu thuyền ra biển hoạt động từ trưa 25/10
Sáng 25/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 6 (bão Trami) gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị.
Bão Trà Mi đã vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6
Hiện bão số 6 (Trami) đang trên Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.
Nguyên tắc đặt tên cho các cơn bão
Theo quy tắc đặt tên bão của thế giới, mỗi quốc gia được đặt tên cho 10 cơn bão chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm. Bão Trami (Trà Mi) sắp đổ bộ vào Biển Đông là cơn bão số 6 trong năm 2024 ảnh hưởng đến nước ta. Trà Mi là một trong 10 cái tên do Việt Nam đặt cho các cơn bão.
EC đồng ý lùi thời hạn thực hiện quy định về chống phá rừng
Ủy ban châu Âu (EC) vừa đồng ý với đề xuất hoãn thực hiện Quy định về quản lý việc nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa gây mất rừng và suy thoái rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) thêm 12 tháng.
Bão Trà Mi được dự báo sẽ tiến thẳng vào khu vực biển miền Trung
Ngày 24/10 dự báo bão Trà Mi đi vào Biển Đông và trở thành bão số 6 hoạt động trên Biển Đông trong năm nay, sau đó có thể sẽ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung gây mưa lớn dài ngày cho khu vực.