Thứ sáu, 22/03/2019, 18:38 PM
  • Click để copy

Người dân được hưởng ưu đãi gì khi rời khỏi di tích Kinh thành Huế?

Theo khung chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các hộ dân di dời khỏi khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế trong đợt này được hưởng nhiều ưu đãi.

nguoi-dan-duoc-huong-chinh-sach-gi-khi-roi-khoi-di-tich-kinh-thanh-hue
Ông Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội nghị.

Sáng ngày 22/3, UBND TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức gặp gỡ 523 hộ dân khu vực thượng thành thuộc dự án đầu tư, bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế.

Chủ trì buổi gặp gỡ có Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ; Bí thư Thành ủy Huỳnh Cư; Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Văn Thành.

Hội nghị nhằm thông báo đến các hộ dân phương án di dời, công bố các chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời là dịp để lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố Huế lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của bà con thuộc diện di dời.

Ông Thành nhấn mạnh, đây là dự án lớn và mang tính lịch sử của tỉnh, vì vậy rất mong sự ủng hộ của người dân cũng như sự vào cuộc tích cực của chính quyền các cấp.

Dự án di dời giải tỏa 523 hộ dân khu vực Thượng Thành để thực hiện Dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế thuộc Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế (thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế), được triển khai từ nay và hoàn tất trước ngày 16/9, với tổng kinh phí thực hiện trên 250 tỷ đồng.

nguoi-dan-duoc-huong-chinh-sach-gi-khi-roi-khoi-di-tich-kinh-thanh-hue
Người dân bày tỏ nguyện vọng tại buổi gặp gỡ.

Theo dự toán phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND thành phố Huế, phạm vi giải tỏa để thực hiện dự án gồm 4 phường Thuận Lộc, Thuận Thành, Thuận Hòa và Tây Lộc; 3 phường tiếp giáp bên ngoài là Phú Hòa, Phú Bình và Phú Thuận. Đất bố trí xây dựng khu tái định cư tại hai phường An Hòa và Hương Sơ.

Trong năm 2019, thành phố Huế sẽ tập trung giải tỏa khu vực Thượng Thành với số hộ dân giải tỏa là 523 hộ, trong đó có 265 hộ chính và 258 hộ phụ và số hộ có đất nông nghiệp là 270 hộ.

nguoi-dan-duoc-huong-chinh-sach-gi-khi-roi-khoi-di-tich-kinh-thanh-hue
Những ngôi nhà trên thượng thành làm mất cảnh quan di tích.

Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo thành phố Huế đã lắng nghe 15 ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người dân, xoay quanh các vấn đề về chính sách bồi thường, hỗ trợ; chính sách hỗ trợ đối với trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm trước ngày 1/7/2004; chính sách bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác găn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất; chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm cư; hỗ trợ đối tượng chính sách, hộ nghèo - cận nghèo…

Trả lời những ý kiến của người dân, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Huế cho biết, theo khung chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các hộ dân di dời trong đợt này được hưởng nhiều ưu đãi.

nguoi-dan-duoc-huong-chinh-sach-gi-khi-roi-khoi-di-tich-kinh-thanh-hue
Tường thành bị hư hỏng do nước sinh hoạt.

Cụ thể, chính sách hỗ trợ di chuyển toàn bộ chỗ ở và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ theo quy định của UBND tỉnh là 4.500.000đ thì khung chính sách là 6.500.000đ; di chuyển và bàn giao mặt bằng trước ngày quy định từ 16 ngày trở lên là 10.500.000đ, trong khi quy định của UBND tỉnh là 7.500.000đ…

Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm cư trong thời gian 6 tháng đối với hộ có số nhân khẩu từ 4 người trở xuống là 2 triệu đồng/hộ/tháng; hộ có 4 nhân khẩu trở lên thì ngoài số tiền được hỗ trợ nêu trên, cứ 1 nhân khẩu tăng thêm được hỗ trợ thêm 500.000đ/khẩu/tháng.

Ông Nguyễn Văn Thành khẳng định, trong quá trình giải quyết hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân, chính quyền địa phương sẽ vận dụng tối đa khung chính sách cho bà con, đảm bảo nhanh, gọn, chính xác, công bằng.

Chủ tịch UBND thành phố Huế chỉ đạo các phường phải có bộ phận thường trực để giải quyết kịp thời những kiến nghị, vướng mắc của người dân, không để người dân đi lại nhiều lần, các thông tin phải được thông báo công khai tại UBND phường.

Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Huế phải bám sát, theo dõi thường xuyên các vấn đề phát sinh để kịp thời giải quyết; công tác kiểm kê tài sản, áp giá đền bù phải công khai minh bạch, tạo được sự đồng thuận cao từ người dân.

nguoi-dan-duoc-huong-chinh-sach-gi-khi-roi-khoi-di-tich-kinh-thanh-hue
Cuộc sống khốn khó của người dân chốn thượng thành.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Phan Ngọc Thọ chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của bà con, đồng thời ghi nhận những nỗ lực của UBND thành phố trong việc tích cực đẩy nhanh tiến độ để thực hiện dự án.

Việc di dời dân cư ra khỏi Quần thể di tích Cố đô Huế là mong muốn từ lâu của tỉnh, thành phố cũng như người dân trực tiếp sinh sống ở đây. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về tài chính, khung chính sách và các vấn đề liên quan khác nên trong một thời gian dài vẫn chưa thực hiện được.

Với quyết tâm cao của các cấp chính quyền, sự ủng hộ của Chính Phủ, đến nay dự án đã được phê duyệt. Vì vậy, để dự án được triển khai đúng theo tiến độ, đòi hỏi các cấp chính quyền phải có quyết tâm cao, tập trung lắng nghe những vướng mắc, kiến nghị của bà con để kịp thời giải quyết, không để kiến nghị trở thành khiếu nại. Bên cạnh đó hỗ trợ cho người dân lập hồ sơ, kê khai trung thực.

Điều quan trọng là bà con phải phát huy tinh thần đoàn kết, tin tưởng vào chính quyền, tin tưởng vào chính sách Nhà nước để cùng nhau sớm hoàn thành dự án, sớm về nơi ở mới có một cuộc sống tốt hơn, an cư lạc nghiệp.

 

Di dân khỏi di tích kinh thành Huế: Trong năm 2019 hoàn thành di dời 523 hộ dân

Theo Kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm năm 2019 về việc di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực 1 Kinh thành Huế, trong năm 2019 phải hoàn thành di dời cho 523 hộ dân.

 

Hơn 4 nghìn tỷ đồng cho công cuộc di dân lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế

Phần di dời, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế với tổng kinh phí là 2.735 tỷ đồng, phần hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ di dời khu vực 1 di tích Kinh thành Huế với kinh phí khoảng 1.362 tỷ đồng.

 

Chuẩn bị mọi yêu cầu cho cuộc di dân lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế

Sau khi kiểm tra thực địa, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao sự nỗ lực của các Sở, ngành, nhất là thành phố Huế đã chọn địa điểm phù hợp, gần với trung tâm thành phố, giao thông thuận tiện, hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho đời sống người dân khi về nơi ở mới.

 

Ảnh: Cuộc đại di dân của Trung Quốc trước Tết Nguyên đán

Theo Tân Hoa Xã, hàng trăm triệu người Trung Quốc sẽ trở về quê nhà để đoàn tụ với gia đình vào dịp Tết Nguyên đán, tạo ra một cuộc đại di dân lớn nhất hành tinh.

 

Cận cảnh công trường di dời cây xanh trong dự án vành đai 2 mở rộng

Nhằm phục vụ thi công mở rộng tuyến đường vành đai 2 (đoạn từ Cầu Giấy về Ngã Tư Sở) nhiều cây xanh ven đường Láng đã được các công nhân đánh chuyển, di dời đi nơi khác.