Những trường ở Hà Nội có học phí từ 100 - 200 triệu đồng/năm

Chủ nhật, 12/05/2019, 19:41 PM

Một số trường phổ thông ở Hà Nội có mức học phí khoảng 150 triệu đồng/năm.

Nhiều trường quốc tế thuộc dạng “top” ở Hà Nội như Trường Quốc tế Anh - Việt (BVIS), Trường Quốc tế Hà Nội (HIS) hay Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS) được biết tới là những trường dành cho “con nhà giàu” với mức học phí lên tới nửa tỉ đồng/năm.

Bên cạnh mức học phí cao ngất ngưởng, những ngôi trường này còn có bảng phụ phí dày đặc và đắt đỏ. Tính sơ qua, số tiền cho một học sinh học hết hệ trung học lên tới 5–6 tỉ đồng. Đó là chưa tính các chi phí phát sinh khác.

Do vậy, những trường có mức học phí từ 100–200 triệu đồng được coi là “dễ thở” hơn với các bậc phụ huynh mong muốn cho con theo học tại các trường quốc tế hoặc trường áp dụng chương trình song ngữ tại Hà Nội.

Chẳng hạn, với Trường Quốc tế Nhật Bản, sau khi phụ huynh nộp đơn xin nhập học cho con cùng phí tuyển sinh không hoàn lại là 5 triệu đồng, học sinh sẽ được phỏng vấn, kiểm tra đầu vào. Đến khi nhận được thư mời nhập học, phụ huynh tiếp tục hoàn tất việc đóng phí đăng ký nhập học 25 triệu đồng, học sinh sẽ chính thức được chấp nhận vào trường.

Mức học phí dành cho học sinh theo chương trình quốc tế Nhật Bản và quốc tế Cambridge là hơn 182 triệu đồng nếu đóng cả năm. Bên cạnh đó, mức tiền ăn sáng, trưa và bữa nhẹ là 70.000 một ngày. Nếu phụ huynh có nhu cầu đưa đón tại nhà sẽ phải trả thêm từ 2–3,3 triệu đồng tùy khoảng cách.

Những trường ở Hà Nội có học phí từ 100 - 200 triệu đồng/năm

Những trường ở Hà Nội có học phí lớp 1 trên 200 triệu đồng

Còn tại Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring, học phí với học sinh cấp tiểu học nhập học năm 2019-2020 là hơn 142,5 triệu đồng nếu đóng cả năm, cấp THCS là 164,1-171,1 triệu đồng, cấp THPT là 189,4-197,6 triệu đồng.

Ngoài ra, học sinh phải đóng một số khoản phí như duy tu và phát triển trường (15 triệu đồng), đồng phục, sách giáo khoa, học liệu, học phẩm, bảo hiểm. Nếu phụ huynh có nhu cầu cho con em ở nội trú, mức phí khoảng 86 triệu đồng/năm. Nhà trường cũng có xe đưa đón với mức phí 17,5–30 triệu đồng.

Trường Quốc tế liên cấp Việt - Úc (VAS) cũng là trường có mức học phí trong khoảng 100–200 triệu đồng/năm. Năm học 2019-2020, nhà trường tuyển sinh 2 hệ là hệ quốc tế (chương trình Cambridge Primary) và hệ bán quốc tế.

Học phí đối với hệ quốc tế Cambridge lớp 1 là 123,9 triệu đồng và hệ bán quốc tế là 94,5 triệu đồng. Ngoài ra, phụ huynh phải đóng thêm 10,5 triệu phí giữ chỗ cùng một số khoản như quỹ hỗ trợ phát triển trường, tiền ăn, tiền xe nếu đăng ký.

Còn đối với học sinh đầu cấp THCS sẽ phải đóng 126,5 triệu đồng/10 tháng. Học sinh lớp 10 đóng 140,8 triệu đồng. Khoản học phí này chưa bao gồm tiền đồng phục, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, lệ phí thi chứng chỉ Cambridge và IELTS, lệ phí thi nghề và thi tốt nghiệp.

Tại Trường Song ngữ quốc tế Hanoi Academy, học phí năm 2019-2020 với cấp tiểu học là 102,2 triệu đồng, phí ghi danh là 4,5 triệu đồng. Trong khi đó, học phí học sinh lớp 6 và 10 khoảng 117 và 136 triệu đồng. Mức này chưa bao gồm phí phát triển trường, học phẩm, đồng phục, sách giáo khoa, giáo trình, bảo hiểm.

Tất cả học sinh muốn đăng ký học tại Hanoi Academy phải tham gia xét tuyển đầu vào do nhà trường tổ chức với hai phần là phỏng vấn và bài kiểm tra.

Những trường ở Hà Nội có học phí từ 100 - 200 triệu đồng/năm

Một số trường quốc tế thuộc dạng “top” ở Hà Nội có học phí nửa tỉ đồng mỗi năm

Nằm trong nhóm những trường có học phí dao động từ 100-200 triệu đồng, học phí của học sinh Trường phổ thông liên cấp Olympia được chia theo cấp học với mức độ tăng dần.

Bậc tiểu học có mức học phí là 125 triệu đồng/năm, học sinh THCS mức học phí là 145 triệu đồng, học sinh THPT là 165 triệu đồng. Ngoài ra, phụ huynh cần nộp 3,15 triệu đồng phí tuyển sinh, 15 triệu đồng phí giữ chỗ. Các khoản phí khác của trường cũng trên dưới 70 triệu đồng/năm.

 

13 thí sinh được sửa điểm thi THPT quốc gia chủ động thôi học

Bộ GD-ĐT cho biết đang tiếp tục rà soát, tham khảo ý kiến chuyên gia pháp luật về quy định các chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý được ngay đối với các loại vi phạm trong gian lận thi cử.

 

Thay một dấu chấm phẩy, hiệu trưởng Marie Curie hết lo 'nhảy cầu'

Ngoài việc sửa dấu chấm phẩy, GS Phan Thanh Bình cũng lưu ý thêm, các nhà đầu tư cần đọc kỹ Điều 49 của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

 

Thi THPT Quốc gia 2019: 9 điều chỉnh để chống gian lận

Để hạn chế tình trạng gian lận thi cử, trong mùa thi THPT Quốc gia 2019, bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những điều chỉnh cụ thể.