Ô nhiễm thủy ngân: Lãnh đạo công ty Nhật ngồi tù, doanh nghiệp Mỹ bị yêu cầu bồi thường triệu USD

Thứ ba, 10/09/2019, 08:59 AM

Dư luận đặt dấu hỏi về trách nhiệm của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (số 85 - 87 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân, Hà Nội) sau vụ cháy nhà xưởng khiến môi trường có nguy cơ ô nhiễm thủy ngân.

o-nhiem-thuy-ngan-lanh-dao-cong-ty-nhat-ngoi-tu-doanh-nghiep-my-bi-yeu-cau-boi-thuong-trieu-usd
Dư luận đặt dấu hỏi về trách nhiệm của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sau vụ cháy nhà xưởng khiến môi trường có nguy cơ ô nhiễm thủy ngân. Ảnh minh họa

Phát tán 15,1 - 27kg thuỷ ngân trong đám cháy ngày 28/8, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (mã RAL) đã gửi lời xin lỗi đến chính quyền thành phố Hà Nội, quận Thanh Xuân và xin lỗi người dân hai phường Thanh Xuân Trung và Hạ Đình.

Tuy vậy, với mức độ thiệt hại lớn, dư luận đặt dấu hỏi về trách nhiệm của công ty Rạng Đông người dân sống xung quanh khu vực nhà máy, cũng như việc người dân bị ảnh hưởng sức khỏe công ty phải được đền bù thoả đáng.

Trên thế giới từng có trường hợp doanh nghiệp gây ra ô nhiễm thủy ngân phải ngồi tù, đền bù hàng triệu USD.

Lãnh đạo công ty Nhật Bản phải ngồi tù

Trong suốt một khoảng thời gian dài từ năm 1932-1958, Công ty Chisso (Nhật Bản) đã xả thải ra Vịnh Minamata thuộc tỉnh Kumamoto một lượng nước thải vô cùng lớn.

Nhà máy Chisso sản xuất hoạt chất acetaldehyde được dùng trong chế tạo chất dẻo nhựa. Theo quy trình hoạt động của nhà máy, nước thải trong quá trình sản xuất đều đổ xuống biển. Tuy nhiên, họ lại không lường trước được việc kim loại nặng sẽ phản ứng hóa học và biến đổi thành metyl thủy ngân, biến vịnh Minamata thành "vịnh thủy ngân".

Không chỉ gây hại với sinh vật biển, thảm họa còn tác động mạnh tới người dân Minamata khi mà nguồn thức ăn chính của họ là các loại tôm, cá, sứa được đánh bắt quanh vịnh Minamata. Thủy ngân từ thức ăn ngấm dần vào và hủy hoại cơ thể.

Mãi đến cuối năm 1956, người ta mới xác định được nguyên nhân là do người dân ăn cá, sứa bị nhiễm độc thủy ngân từ nguồn nước thải nhà máy Chisso. Chất độc mà con người nhiễm phải đã ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương. Bê bối xả thải của Chisso bị đưa ra dư luận một lần nữa khi nhiều trẻ em mới sinh trong thành phố Minamata bị dị tật.

o-nhiem-thuy-ngan-lanh-dao-cong-ty-nhat-ngoi-tu-doanh-nghiep-my-bi-yeu-cau-boi-thuong-trieu-usd
Thành viên Hội những người bệnh Minamata phản đối công ty gây ô nhiễm vùng biển lên Bộ Y tế Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 25/5/1970 và được đăng trên báo Mainichi

Với bằng chứng xét nghiệm không thể chối cãi, Nhà máy Chisso buộc phải thừa nhận trách nhiệm đã gây ra thảm họa Minamata do không lường hết trước mức độ nguy hiểm của 600 tấn thủy ngân chảy ra từ hệ thống xử lý nước của nhà máy.

Ngày 20/3/1973, tòa án thành phố Kumamoto đã công bố phán quyết về vụ 112 người và 28 gia đình kiện Nhà máy Chisso ở Minamata hồi tháng 6/1969. Phán quyết nêu Công ty Chisso phải chịu trách nhiệm bồi thường vì hành động bất cẩn đã dẫn đến bệnh Minamata; phán quyết cũng buộc Chisso phải bồi thường mỗi nguyên đơn 16 - 18 triệu yen (44.800 - 50.400 USD). 

Hai cựu lãnh đạo của Chisso, cựu chủ tịch của tập đoàn và người giám sát các hoạt động của nhà máy tại Minamata, cũng đã bị khởi tố hình sự vào năm 1979 với cáo buộc đã góp phần gây ra cái chết và sự tổn hại sức khỏe nghiêm trọng của nhiều người dân Minamata. Cả hai người bị tuyên án hai năm tù giam và phán quyết nhận được sự đồng tình của cả Tòa án Tối cao Nhật Bản. Tòa án Nhật cũng buộc Công ty Chisso phải nhanh chóng cải cách mạnh mẽ hệ thống quản lý của mình.

Doanh nghiệp Mỹ yêu cầu bồi thường gần 7 triệu USD

Năm 2017, Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã khởi kiện ba công ty gồm: Monroe Iron & Metal Co. of Jackson, ở bang Mississippi; Ocanna Inc. of Northbrook ở bang Illinois; và Southern Natural Gas Co. of Houston ở bang Texas vì vi phạm Luật bảo vệ môi trường, để rò rỉ thuỷ ngân ra môi trường. EPA đòi 3 công ty này bồi thường 6,5 triệu USD để làm sạch môi trường ở làng Rye Brook, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của vụ rò rỉ thuỷ ngân, và đền bù cho các nạn nhân.

EPA xác định thuỷ ngân là một chất độc hại. Ở nồng độ đáng kể, thuỷ ngân có thể gây ra hiện tượng rối loạn thần kinh và rối loạn hành vi nghiêm trọng. Thuỷ ngân được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm điện tử và ngành công nghiệp sản xuất hoá chất.

o-nhiem-thuy-ngan-lanh-dao-cong-ty-nhat-ngoi-tu-doanh-nghiep-my-bi-yeu-cau-boi-thuong-trieu-usd
Trường trung học Blind Brook nằm trong bán kính 1km từ nhà Port Refinery cũng bị nhiễm thuỷ ngân. Ảnh: Lohud

Theo đơn khởi kiện của EPA gửi đến toà án hồi tháng 8/2017, ba công ty này từ năm 1976 đến 1982 đã chuyển 3.390 pounds (tương đương 1.537kg) thuỷ ngân phế liệu đến công ty Port Refinery Co. có trụ sở tại làng Rye Brook.

Những năm 1990, chính phủ Mỹ đã phải chi tổng cộng 6,4 triệu USD (khoảng 149 tỉ đồng) để dỡ bỏ trụ sở chế tạo thuỷ ngân này, loại bỏ 6500 tấn đất và mảnh vụn bị ô nhiễm thuỷ ngân và đền bù cho những người bị hại.

Đến năm 2004, ô nhiễm thuỷ ngân được phát hiện tại các khu chung cư và trường trung học xung quanh trụ sở Port Refinery. Đất ở các vùng này có chứa thuỷ ngân cao hơn 130 lần so với mức bình thường theo tiêu chuẩn của chính phủ. Thuỷ ngân cũng ngấm vào nước ngầm và phát hiện có trong nước của 3 hồ nước nhân tạo của vùng này.

Port Refinery chịu trách nhiệm chính về vụ rò rỉ thuỷ ngân nhưng tất cả các công ty cung cấp thuỷ ngân phế liệu cho Port Refinery đều chịu trách nhiệm liên đới. Trong đó riêng 3 công ty kể trên bị khởi kiện đòi bồi thường 6,5 triệu USD. Công ty Steel of West Virginia Inc ở bang Virginia cũng bị kiện đòi bồi thường 7 triệu USD do từng chuyển 179 pounds (tương đương 81 kg) thuỷ ngân đến Port Refinery.

Như vậy, dù vụ rò rỉ thuỷ ngân xảy ra cách đây đã gần 2 thập niên nhưng các công ty liên đới vẫn phải chịu trách nhiệm. Hiện EPA vẫn đang tiến hành khởi kiện nhiều công ty liên quan đến vụ việc này.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc xử lý hậu quả sự cố vụ cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. 

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng TN&MT và các cơ quan liên quan trực tiếp chỉ đạo, tiếp tục khẩn trương triển khai các công việc xử lý hậu quả vụ cháy ở công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, trong đó chú trọng các vấn đề:

Thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân ở khu vực bị ảnh hưởng do sự cố vụ cháy; đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, đồng thời điều tra, xác định nguyên nhân gây cháy nổ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

UBND thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị và khu vực tập trung đông dân cư theo ký hoạch đã được chỉ đạo.

 

Công ty Rạng Đông phải chịu trách nhiệm sức khỏe người dân

Dư luận đang rất bức xúc trước việc Công ty Rạng Đông bưng bít, cung cấp thông tin thiếu chính xác trong vụ cháy. Nhiều người cho rằng việc này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân vì họ không được cung cấp thông tin kịp thời.

 

Vụ cháy tại Công ty Rạng Đông: Các chỉ số trong ngưỡng an toàn

Kết quả quan trắc, lấy mẫu phân tích môi trường quanh khu vực đám cháy Công ty Rạng Đông, bán kính 500m tính từ đám cháy, ngày 6 và 7/9 cho thấy các chỉ số đều nằm trong giới hạn cho phép.

 

Cần truy cứu hình sự Công ty Rạng Đông vì gian dối về thủy ngân trong vụ cháy

Theo luật sư, việc che giấu, gian dối thông tin về thủy ngân trong vụ cháy nhà máy của Công ty Rạng Đông có thể khiến việc ứng phó sự cố của cơ quan chức năng gặp khó khăn, từ đó gây ảnh hưởng sức khỏe nhất định của người dân.... Chính vì thế cần truy cứu hình sự lãnh đạo Công ty này cũng như người ký báo cáo gian dối.