Ông Rishi Sunak được tin tưởng chèo lái nước Anh vượt qua khủng hoảng
Rishi Sunak bị đánh bại trong cuộc tranh cử thủ tướng Anh cách đây 7 tuần, nhưng giờ ông được tin tưởng là người có thể chèo lái nước Anh vượt qua khủng hoảng.

Ông Rishi Sunak bên ngoài nhà riêng ở thủ đô London, Anh, ngày 24/10. Ảnh: Reuters.
Ông Rishi Sunak sẽ đến Điện Buckingham hôm nay để yết kiến Vua Charles III để được bổ nhiệm làm thủ tướng Anh thay thế bà Liz Truss.
Trong phát biểu đầu tiên với tư cách là lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh, ông Sunak tuyên bố "được phục vụ đảng mà tôi yêu quý và cống hiến cho đất nước mà tôi mang ơn rất nhiều là đặc ân lớn nhất đời tôi".
Nhưng giới quan sát cảnh báo sau khi bước vào số 10 phố Downing, ông Sunak sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là lãnh đạo một quốc gia hỗn loạn sau nhiệm kỳ ngắn ngủi nhưng thảm họa của bà Truss.
Ông từng chỉ trích kế hoạch cắt giảm thuế và tăng chi tiêu của bà Truss, nói rằng nó sẽ tàn phá kinh tế Anh. Quan điểm của ông sau đó được chứng minh hoàn toàn chính xác. Kế hoạch kinh tế mà bà Truss đưa ra đã khiến thị trường tài chính hoảng loạn, đồng bảng Anh mất giá, đẩy chi phí vay tăng cao và quỹ hưu trí đến bờ vực vỡ nợ.
Hình ảnh quốc tế của nước Anh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ trước khi bà Truss nhậm chức. Hàng loạt bê bối trong nội các của thủ tướng Boris Johnson, cùng những lời đe dọa phá vỡ cam kết trong thỏa thuận Brexit của ông đã khiến nhiều lãnh đạo thế giới mất thiện cảm với Anh. Việc Anh liên tiếp thay thủ tướng cũng khiến nhiều nước hoài nghi về chính sách đối ngoại của quốc gia này.
Chiến thắng của ông Sunak trong cuộc đua vào ghế thủ tướng lần này được cho là bắt nguồn từ những hỗn loạn về kinh tế, chính trị của Anh trong vài tháng qua.
Ông Sunak sinh năm 1980 tại Southampton, Anh. Bố mẹ ông là người gốc Ấn Độ, nhập cư Anh từ Đông Phi vào những năm 1960.
Ông tốt nghiệp Cao đẳng Winchester, sau đó theo học ngành triết học, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford. Ông học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Stanford và gặp bà Akshata Murty, con gái ông N. R. Narayana Murthy, nhà sáng lập công ty công nghệ thông tin đa quốc gia Infosys của Ấn Độ, tại đây.
Một số người Ấn Độ viết trên mạng xã hội rằng việc ông Sunak trở thành thủ tướng Anh càng có ý nghĩa hơn khi Ấn Độ vừa kỷ niệm 75 năm độc lập sau giai đoạn là thuộc địa của Anh.
"Thật tuyệt vời khi Rishi Sunak, một người gốc Ấn, theo đạo Hindu và là con rể của Narayana Murthy, trở thành thủ tướng Anh", Chennai D. Muthukrishnan, người Ấn Độ, viết trên Twitter. Một số người bày tỏ hy vọng quan hệ Anh - Ấn Độ sẽ chặt chẽ hơn khi ông Sunak cầm quyền.
Từ năm 2001 đến năm 2004, ông Sunak là nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, rồi tham gia vào hai quỹ phòng hộ. Ông Sunak kết hôn với bà Murty năm 2009 và có hai con gái. Ông được mô tả là một trong những nghị sĩ giàu nhất trên chính trường Anh nhưng không bình luận về tài sản cá nhân.
Kể từ năm 2015, ông là nghị sĩ Bảo thủ đại diện cho Richmond, hạt Bắc Yorkshire. Sunak cũng là người ủng hộ đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU), từng nói với Yorkshire Post rằng ông tin Brexit sẽ giúp Anh "tự do hơn, công bằng hơn và thịnh vượng hơn".
Ngoài ra, thay đổi chính sách nhập cư cũng là lý do chính khiến ông ủng hộ Brexit. "Tôi tin rằng chính sách nhập cư đúng đắn có thể có lợi cho đất nước chúng ta. Nhưng trước tiên, chúng ta phải kiểm soát biên giới của mình", ông nói.
Ông trở thành thứ trưởng về chính quyền địa phương trong Bộ Nâng cấp, Nhà ở và Cộng đồng dưới thời thủ tướng Theresa May. Tháng 2/2020, ông thu hút chú ý khi được ông Boris Johnson, người kế nhiệm bà May, chọn làm bộ trưởng tài chính, vị trí quan trọng nhất nội các Anh sau thủ tướng, khi 39 tuổi.
Covid-19 ập đến Anh sau đó. Ông Sunak được biết đến nhiều hơn qua gói hỗ trợ kinh tế cho người lao động và doanh nghiệp trong đại dịch, nổi bật là xây dựng cơ chế nghỉ phép giúp hàng triệu người vượt qua giai đoạn phong tỏa.
Tuy nhiên, ông cũng hứng chỉ trích vì chưa giúp các hộ gia đình trang trải chi phí cuộc sống tốt hơn, vướng vào bê bối mở tiệc giữa lệnh phong tỏa tại Số 10 phố Downing hồi tháng 5/2020 và bị phạt tiền.

Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?
25/03/2023, 07:56
Trung Quốc hưởng lợi gì từ lệnh trừng phạt xuất khẩu năng lượng Nga?
24/03/2023, 06:23
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu đạt mức cao kỷ lục
23/03/2023, 07:06
Iran mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các dự án dầu khí
22/03/2023, 06:47
Lạm phát tại Pháp tăng cao kỷ lục
20/03/2023, 06:19
Mỹ phê duyệt dự án khai thác dầu gây tranh cãi tại Alaska
18/03/2023, 06:31
Tổng thống Biden hứa sẽ trừng phạt lãnh đạo của SVB và Signature Bank
16/03/2023, 06:27
Xuất khẩu của Mỹ sang Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm
15/03/2023, 06:39Mỹ có thể ban hành lệnh cấm khai thác dầu ở Alaska
Chính quyền của Tổng thống Biden vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về dự án dầu khổng lồ Willow của Tập đoàn ConocoPhillips ở Tây Bắc Alaska.
Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
Trong chuyến công du châu Phi từ ngày 1/3 đến 5/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dành 5 ngày thăm Gabon, Angola, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo, để nói về chiến lược mới trong quan hệ ngoại giao với châu Phi và việc giảm dần sự hiện diện quân đội Pháp ở châu Phi.
Tổng hợp diễn biến thị trường dầu mỏ sau 1 năm chiến sự Nga – Ukraine
Một năm sau chiến sự ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên phân mảnh và bấp bênh, với mức giá dầu trung bình cao hơn trong tương lai.
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
Một số quốc gia đã áp lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022, với mong muốn tước đi khả năng tài chính của Moscow trong cuộc tấn công chống lại Kiev. Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm và ngày càng có nhiều câu hỏi được đặt ra về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Moscow.
OPEC không cần thiết phải bù đắp cho lượng dầu cắt giảm của Nga
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không cần phải tăng sản lượng dầu để bù đắp cho việc Nga cắt giảm 500.000 thùng mỗi ngày, theo Bộ trưởng Dầu khí Angola.
Iran: Xuất khẩu dầu thô tiếp tục tăng mạnh bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng tới bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành năng lượng nước này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji cho biết.
Giá dầu giảm sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 6/3 sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở mức khoảng 5%.
Nga dự kiến “chôn vùi” các đường ống dẫn khí Nord Stream
Ngày 3/3, Reuters dẫn từ các nguồn tin quen thuộc cho biết đường ống dẫn khí đốt Nord Stream bị hư hại dưới biển Baltic sẽ được Nga niêm phong và dừng hoạt động vì Moscow hiện không có kế hoạch sửa chữa hay kích hoạt lại các đường ống này ngay.
Giá khí đốt tại châu Âu lần đầu giảm xuống dưới 500 USD kể từ năm 2021
Theo dữ liệu từ sàn giao dịch ICE London, giá khí đốt ở châu Âu đã giảm xuống dưới 500 USD/1.000 m3 vào ngày 3/3.