Ông Trump ‘tự sát’ bằng đòn chiến tranh công nghệ?

Thứ sáu, 24/05/2019, 13:45 PM

Quên chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ mới là món vũ khí có sức công phá lớn Tổng thống Mỹ Donald Trump đang sử dụng với Trung Quốc. Nhưng nó cũng khiến chính nước Mỹ lao đao.

ong-trump-tu-sat-bang-don-chien-tranh-cong-nghe
Ảnh minh họa

Hãng tin Bloomberg ngày 24/5 nhận xét rằng khi câu chuyện về các công ty Mỹ bị hạn chế làm ăn với Huawei “chiếm diễn đàn”, đó là lúc chính quyền Tổng thống Trump chuyển từ “chiến tranh thương mại” sang “chiến tranh công nghệ”.

Đã có ít nhất 5 công ty Trung Quốc tới nay bị Mỹ cân nhắc đưa vào danh sách đen, đồng nghĩa sẽ bị cản trở trong việc tiếp cận công nghệ then chốt từ nước Mỹ. Những nhân vật họat động theo khuynh hướng “diều hâu” trong chính quyền Mỹ được biết đang cố gắng thúc đẩy việc hạn chế xuất khẩu liên quan tới công nghệ sang Trung Quốc như trí tuệ nhân tạo, robot và công nghệ in 3D.

Từ lâu nay, vấn đề kinh doanh công nghệ vẫn nhạy cảm trong quan hệ Mỹ - Trung.

Washington lo ngại một số sản phẩm công nghệ từ Mỹ thực chất cũng dính dáng tới mục đích sử dụng cho quốc phòng. 

Nhưng đằng sau cuộc “chiến tranh công nghệ” này là chủ đích của chính quyền ông Trump khi biến an ninh kinh tế thành an ninh quốc gia.

Bloomberg đưa ví dụ minh chứng cho luận điểm trên bằng thuế nhập khẩu tăng lên đối với nhôm, thép, và dọa làm tương tự với sản phẩm xe hơi và phụ tùng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu cũng như Nhật Bản. Công cụ kinh tế được Tổng thống Trump vận dụng siết chặt các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ, cũng như dùng các biện pháp trừng phạt kinh tế để phục vụ mục tiêu chính sách nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tuy nhiên, việc dùng công nghệ làm bàn đạp cho chiến tranh kinh tế khiến chính quyền ông Trump ở vào thế mạo hiểm với chính tương lai của nền kinh tế Mỹ. Trong khi giành lại lợi thế cạnh tranh từ việc ngăn cấm công ty bán sản phẩm công nghệ cho Trung Quốc, điều này ngược lại khiến công ty Mỹ chịu hạn chế ở khâu thuê kĩ sư hay nhà nghiên cứu nước ngoài. Thậm chí một số công ty Mỹ đang sợ việc kiểm soát xuất khẩu hơn cả thuế nhập khẩu. 

General Electric, Google và Microsoft đều sợ rằng một lệnh cấm xuất khẩu có thể ngăn họ cạnh tranh tại các thị trường ngon ăn đồng thời giảm khả năng phát minh của ngành kinh tế tri thức Mỹ.

Trong một văn bản gửi Bộ Thương mại Mỹ, hãng Microsoft cảnh báo các đề xuất hạn chế như trên đang có nguy cơ đẩy Mỹ vào thế cô lập trong hợp tác nghiên cứu quốc tế. Và nếu hành động sai lầm, lợi ích của Mỹ có thể bị tổn hại nặng nề.

 

Tổng thống Trump duyệt chi 16 tỷ đô hỗ trợ nông dân Mỹ, quyết tâm 'làm khoai tây Mỹ vĩ đại trở lại'

Trước mặt những người nông dân Mỹ trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (23/5), Tổng thống Donald Trump tuyên bố chi khoản hỗ trợ 16 tỷ USD cho nông dân nước này chống lại những ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

 

Đất hiếm: Điểm yếu của Mỹ và quân cờ hiểm của Trung Quốc trong cuộc đối đầu công nghệ?

Theo Sputnik, trong kế hoạch Mỹ áp thuế với hơn 300 tỷ USD hàng Trung Quốc còn lại, đất hiếm là một trong số rất ít mặt hàng không nằm trong danh sách bị áp thuế. Vì sao đất hiếm được ưu ái như vậy và liệu Trung Quốc có thể dùng tài nguyên này để mặc cả với Mỹ hay không?