Phú Thọ: Ngang nhiên xây chợ cá không phép, cản trở giao thông

Thứ ba, 10/09/2019, 09:53 AM

Chưa có giấy phép xây dựng thế nhưng cả khu đất rộng lớn đã ngang nhiên được "hô biến" thành khu chợ cá để họp chợ trái phép, cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường.

 

Khu chợ cá trái phép hoạt động tấp lập dù cách UBND xã Hợp Hải không xa.
Khu chợ cá trái phép hoạt động tấp lập dù cách UBND xã Hợp Hải không xa.

Nhiều tháng nay người dân khu dân cư số 4 xã Hợp Hải (Lâm Thao, Phú Thọ) cùng nhiều người đi đường vô cùng bức xúc trước nguy cơ mất an toàn giao thông do các khu chợ cá trái phép rộng hàng ngàn mét vuông ngang nhiên hoạt động tấp lập.

Theo phản ánh của nhiều người dân trong xã, khu chợ cá không phép do ông Nguyễn Văn Ngọc (trú tại Tứ Xã, huyện Lâm Thao) xây dựng.

Ông Ngọc sau khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại khu đất do gia đình bà Lê Thị Kim Dung, ông Nguyễn Ngọc Sơn (nguồn gốc đất là thuê để làm trang trại chăn nuôi) đã không có giấy phép xây dựng, không có giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà đã tự ý xây dựng các công trình "hô biến"  khu đất trên thành chợ tạm kiên cố, thu tiền cho các tiểu thương vào bán cá.

Không dừng ở đó, quá trình xây dựng công trình đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường giao thông ở khu vực, làm nứt vỡ đường.

Mặc dù diện tích xây dựng rất lớn nhưng không hề có giấy phép.
Khu chợ được xây dựng trên đất thuê để làm trang trại.

Đặc biệt, cùng với khu chợ cá của gia đình ông Khoa (nằm giáp mặt đường) thì khu chợ cá của gia đình ông Ngọc gây ra tình trạng mất an toàn giao thông trên tuyến đường này thường trực.

"Ô tô tải, xe máy ra vào đỗ tràn ra lòng đường khiến ai đi qua cũng sợ hãi...  Đặc biệt, khu chợ này rất ô nhiễm môi trường, mùi cá bốc lên tanh tưởi cả khu vực...", một người dân bày tỏ.

Điều đáng nói, mặc dù không có giấy phép xây dựng và gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân, bị người dân phản ánh nhiều lần song các khu chợ cá này không hề chấm dứt hoạt động hay có dấu hiệu bị xử lý.

Ghi nhận vào những ngày đầu tháng 9 của PV  Báo Sức Khỏe Cộng Đồng cho thấy, khu chợ cá này vẫn tấp lập tiểu thương ra vào.

Trao đổi với PV, lãnh đạo xã Hợp Hải cho biết: Trước phản ánh của người dân xã và huyện đã xuống làm việc với chủ chợ. Xã xác định đây là chợ tự phát do cá nhân hộ gia đình tự xây dựng. 

Về vấn đề ảnh hưởng giao thông và môi trường, xã đã yêu cầu hộ gia đình ông Ngọc khắc phục lại đường xá, đổ bê tông và giấy tờ liên quan đến môi trường, dự án xây dựng... mà qua kiểm tra ông Ngọc chưa cung cấp được.

phu-tho-ngang-nhien-xay-cho-tam-khong-phep-hoat-dong-can-tro-giao-thong
Một khu chợ cá khác trên địa bàn xã Hợp Hải nằm sát đường quốc lộ.

Trả lời về việc có hay không việc ông Ngọc thu phí thuế của các tiểu thương đến bán cá với giá cắt cổ? Lãnh đạo xã Hợp Hải cho rằng, việc thu tiền cũng là bình thường theo thỏa thuận "như anh có chỗ thì tôi đến tôi thuê".

Thế nhưng theo một lãnh đạo Chi cục quản lý đất đai thuộc Sở TN-MT Phú Thọ cho biết: Đơn vị chưa nhận bất cứ hồ sơ nào về việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thành lập chợ tại xã Hợp Hải.

Về nguyên tắc, đất xây dựng chợ phải là đất thương mại và dịch vụ. Và với diện tích rất rộng lớn như khu chợ của gia đình ông Ngọc phải được UBND tỉnh cấp phép...

Thông báo của UBND xã Hợp Hải về việc phản ánh của người dân về khu chợ do ông Ngọc xây dựng.
Thông báo của UBND xã Hợp Hải về việc phản ánh của người dân về khu chợ do ông Ngọc xây dựng.

Như vậy, phải chăng lãnh đạo UBND xã Hợp Hải không nắm rõ được quy định này khi vẫn để khu chợ trái phép chỉ cách trụ sở UBND xã vài trăm mét vẫn ngang nhiên hoạt động, thu tiền người dân gây ảnh hưởng đến giao thông và môi trường?

Trước sự việc này, PV đã liên hệ với các cơ quan chức năng huyện Lâm Thao và tỉnh Phú Thọ.

Chúng tôi tiếp tục thông tin.

 

Ô nhiễm thủy ngân: Lãnh đạo công ty Nhật ngồi tù, doanh nghiệp Mỹ bị yêu cầu bồi thường triệu USD

Dư luận đặt dấu hỏi về trách nhiệm của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (số 85 - 87 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân, Hà Nội) sau vụ cháy nhà xưởng khiến môi trường có nguy cơ ô nhiễm thủy ngân.

 

Vụ núi Chín Khúc ở Khánh Hòa bị “xẻ thịt”: Dự án trồng rừng đã biến thành dự án biệt thự như thế nào?

Hàng chục ha đất lâm nghiệp thuộc tiểu khu 573 xã Vĩnh Trung từ năm 2008 được UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa lập dự án trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ, tạo lá phổi xanh cho TP Nha Trang. Tuy nhiên, chưa đầy 3 năm sau dự án bất ngờ được cho chuyển đổi sang xây biệt thự, nhà ở liền kề, trung tâm thương mại.

 

Cần truy cứu hình sự Công ty Rạng Đông vì gian dối về thủy ngân trong vụ cháy

Theo luật sư, việc che giấu, gian dối thông tin về thủy ngân trong vụ cháy nhà máy của Công ty Rạng Đông có thể khiến việc ứng phó sự cố của cơ quan chức năng gặp khó khăn, từ đó gây ảnh hưởng sức khỏe nhất định của người dân.... Chính vì thế cần truy cứu hình sự lãnh đạo Công ty này cũng như người ký báo cáo gian dối.