Quảng Bình bảo vệ và xử lý các vi phạm về di sản văn hóa phi vật thể

Thứ sáu, 30/08/2019, 14:44 PM

Tỉnh Quảng Bình yêu cầu tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ và xử lý các vi phạm về di sản văn hóa phi vật thể theo thẩm quyền và quy định của nhà nước.

1
Lễ hội Đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang.

Ngày 30/8, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành công văn nhằm tăng cường công tác bảo vệ, phát huy giá trị các lễ hội truyền thống đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao, UBND huyện Lệ Thủy, UBND huyện Bố Trạch tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội nói chung, các lễ hội truyền thống đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại địa phương theo thẩm quyền.

Đồng thời, xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội truyền thống đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại địa phương gắn với phát triển du lịch.

Tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ và xử lý các vi phạm về di sản văn hóa phi vật thể theo thẩm quyền và quy định của Nhà nước.

Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nguồn gốc, nội dung giá trị tiêu biểu, độc đáo của lễ hội truyền thống của địa phương đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ngoài ra, giao UBND huyện Lệ Thủy chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận lễ hội Đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang; giao UBND huyện Bố Trạch chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận lễ hội Đập trống của người Ma-Coong (xã Thượng Trạch) đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.

Được biết, trước đó, vào ngày 27/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định đưa lễ hội Đập trống của người Ma-Coong và Quyết định đưa lễ hội Đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo tìm hiểu, lễ hội Đập trống là nét văn hóa đặc sắc của bà con đồng bào dân tộc Ma-Coong thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều sống tại xã Thượng Trạch.

Hằng năm, khi dịp tết Nguyên đán vừa kết thúc cũng là lúc đồng bào người dân tộc Ma-Coong náo nức tổ chức lễ hội đập trống để mừng mùa trăng mới.

Lễ hội được tổ chức vào đúng ngày 16 tháng Giêng (Âm lịch). Đây là lễ hội truyền thống vô cùng độc đáo và được xem như là lễ hội quan trọng nhất của dân tộc ít người này.

Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần để tưởng nhớ công lao vị già bản tiên tổ người Ma-Coong và cầu cho bốn mùa mưa thuận gió hòa, nương rẫy tươi tốt, dân chúng được ấm no, hạnh phúc.

Trải qua nhiều biến đổi, lễ hội đập trống của người Ma-Coong vẫn còn nguyên những giá trị văn hóa không thể phai mờ, giàu tính bản địa, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Dù trong điều kiện núi rừng hoang sơ cách trở, lại trải qua sự ác liệt của nhiều cuộc chiến tranh nhưng cho đến nay, người Ma-Coong vẫn bảo tồn, lưu giữ được giá trị Di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý báu này của dân tộc mình.

Trong khi đó, lễ hội Đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là lễ hội có từ lâu và được tổ chức sau mùa vụ nông nhàn của nhân dân huyện Lệ Thủy.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang thường được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày “Tết độc lập” - Quốc khánh 2/9.

Đây là một trong những lễ hội lớn của Quảng Bình được tổ chức hằng năm. Trước khi tổ chức cuộc đua, bơi vào ngày 2/9, nhân dân các địa phương huyện Lệ Thủy đã sôi nổi với phong trào tập luyện, tinh thần thi đấu suốt cả tháng trời.

 

Thướt tha hàng trăm bộ áo dài trên con đường di sản

Tại lễ hội Áo dài năm nay, đông đảo người xem được chiêm ngưỡng hàng trăm bộ áo dài đến từ 16 bộ sưu tập của 17 nhà thiết kế tên tuổi.

 

Di sản Văn hóa thế giới tại Huế đang bị xâm hại bằng bê tông cốt thép?

Bờ kè hộ thành hào đang trong quá trình tu bổ thì vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về công tác trùng tu vì đơn vị thi công đưa các phương tiện cơ giới phá bờ kè gốc của hào nước, sau đó xây kè gần như mới.

 

Lễ hội Chùa Bà Đanh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký Quyết định công nhận 17 di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có Lễ hội Chùa Bà Đanh (Hà Nam).