Sacombank có hơn 11 ngàn tỷ 'nợ xấu' và có liên quan gì đến Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan?
Thông tin đến Tạp chí Người Xây dựng tại Văn bản số 1269/2024/CV-TT&Mar đề ngày 07/5/2024, Sacombank cho biết: “… Tính đến ngày 30/4/2024, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản tại Sacombank chiếm 9,1% trong tổng dư nợ cho vay.
Đảm bảo dòng vốn, tín dụng là một trong những ưu tiên hàng đầu để phát triển thị trường xây dựng. Trong quá trình nghiên cứu, tư vấn phản biện, giám định xã hội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam luôn chú trọng đến việc tìm hiểu sâu thông tin về dòng vốn cho xây dựng. Dòng vốn ảnh hưởng lớn đến quy mô, tiến độ và cả chất lượng công trình. Trong văn bản trao đổi thông tin với Ngân hàng Sacombank, Tạp chí Người Xây dựng đã đề nghị cung cấp thông tin nhằm minh bạch và tìm kiếm giải pháp giúp người mua nhà tiếp cận gần hơn với các nguồn vốn.
Gần 6,3 ngàn tỷ đồng có khả năng mất vốn
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã cổ phiếu STB - sàn HoSE) ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 5.950 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm 12% so với cùng kỳ, xuống còn 578,3 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 19%, đạt 307,6 tỷ đồng. Tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng Sacombank trong quý đầu năm tăng 4%, lên mức 3.543 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm tới 32% chỉ còn 677 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Sacombank hiện gần 646.625 tỷ đồng (tăng thêm gần 17 ngàn tỷ đồng so với đầu năm 2024). Trong đó, cho vay khách hàng tăng 4%, đạt 500.408 tỷ đồng (bao gồm: 8.267 tỷ đồng dự phòng rủi ro, tăng thêm 705 tỷ đồng so với đầu năm 2024).
Báo cáo tài chính quý I/2024 cũng cho thấy, tình hình “nợ xấu” của Sacombank không được cải thiện khi tiếp tục tăng lên 11.401 tỷ đồng (tăng thêm 418 tỷ đồng so với đầu năm 2024). Trong đó, chỉ trong 03 tháng đầu năm, nợ có khả năng mất vốn tăng từ 4.900 tỷ đồng lên mức 6.282 tỷ đồng (tăng thêm 1.382 tỷ đồng/3 tháng).

Ông Dương Công Minh tại đại hội cổ đông Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín sáng 25/4. (Ảnh: Sacombank)
Thông tin đến Tạp chí Người Xây dựng tại Văn bản số 1269/2024/CV-TT&Mar đề ngày 07/5/2024, Sacombank cho biết: “… Tính đến ngày 30/4/2024, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản tại Sacombank chiếm 9,1% trong tổng dư nợ cho vay. Hầu hết các khoản vay này hiện thuộc nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)… Trong bối cảnh nên kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng có xu hướng tăng, Sacombank cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn được Sacombank kiểm soát trong giới hạn cho phép, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định…”.
Cho 09 doanh nghiệp vay gần nửa vốn tự có, ở cùng 1 dự án
Tại Thông báo Kết luận số 1361/TB-TTCP của Thanh Tra Chính phủ cho biết: “Vào năm 2016, Sacombank đã vượt hạn mức tín dụng 7.000 tỷ đồng”.
Vào ngày 31/12/2017, Sacombank báo cáo nợ xấu là 9.468 tỷ đồng (4,28%), chưa kể 51.945 tỷ đồng nợ xấu bán cho VAMC (tương đương 19,71%). Đến ngày 30/6/2018, nợ xấu của Sacombank nếu tính cả nợ bán cho VAMC là 49.465 tỷ đồng (tương đương 17,19%), còn trong báo cáo là 8.137 tỷ đồng (tương đương 3,3%). Bên cạnh đó, một số khoản nợ nhóm 1, nhóm 2 được cơ cấu gia hạn trả nợ, tiềm ẩn chuyển thành nợ xấu là 1.819 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra hồ sơ cấp tín dụng của 16 khách hàng, với tổng dự nợ tại thời điểm ngày 31/12/2017 là 15.372 tỷ đồng, dư nợ tại thời điểm ngày 31/8/2018 là 15.218 tỷ đồng, phân loại nợ nhóm 1, chiếm 6,2% tổng dư nợ của ngân hàng, kết quả như sau:…Sacombank cho Công ty TNHHH BĐS Trí Đức vay vốn mua 62% vốn góp tại Công ty TNHH và thế chấp bằng chính phần vốn góp đó trong thời hạn 03 năm. Bản chất là cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu nhưng pháp luật chưa có quy định đối với việc góp vốn, mua cổ phần công ty TNHH.
Sacombank cho 09 khách hàng là: Công ty CP Him Lam Thủ Đô, Công ty CP Đầu tư Hồng Bàng, Công ty CP Đầu tư xây dựng Bảo Lộc, Công ty CP Đầu tư TMDV Nam Thắng, Công ty CP TTMXD Công Phúc, Công ty CP Hạ tầng Bảo Tín, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Việt Phú Mỹ, Công ty CP QLĐTXD Việt Hà, Công ty CP XDTMDVDL Hiệp Ân vay 9.262 tỷ đồng (ngày 31/8/2018) chiếm tới 48,52% vốn tự có của Sacombank. 09 khách hàng không trực tiếp thực hiện dự án mà vay vốn để chuyển cho bên thứ 3 thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng các phân khu thuộc dự án.
Việc thẩm định năng lực tài chính chỉ dừng lại ở khách hàng mà không thẩm định đối với đơn vị thực hiện dự án, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng do đến thời điểm thanh tra dự án đang gặp khó khăn về pháp lý đất đai trong thời gian dài, làm tăng chi phí lãi vay, ảnh hưởng hiệu quả phương án đầu tư kinh doanh dự án...
Kiểm tra hồ sơ vay vốn của 09 khách hàng, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm như: Công ty Công Phúc, Việt Phú Mỹ, Nam Thắng cung cấp báo cáo tài chính (cho ngân hàng) sai lệch số liệu so với báo cáo gửi cơ quan Thuế; Sacombank chưa kiểm soát chặt chẽ một số doanh nghiệp (Công ty Him Lam Thủ Đô, Hồng Bàng, Việt Phú Mỹ, Nam Thắng, Hiệp Ân, Bảo Lộc) cùng vay vốn để giải ngân cho hợp đồng nhận chuyển nhượng phân khu thuộc dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An cuả Công ty SDI; Việc cho vay chưa ghi nhận, đánh giá đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khó khăn pháp lý, dự án chậm tiến độ làm phát sinh chi phí lãi vay… Đến ngày 10/10/2021, có 14/16 khách hàng tất toán, song Công ty Dấu ấn Sài Gòn dư nợ 2.335 tỷ đồng và Công ty Đồng Tâm dư nợ 29 tỷ đồng (nhóm 1).
Thông tin đến Tạp chí Người Xây dựng về 09 khách hàng nêu trên, Sacombank chia sẻ: Đến nay, Sacombank đã thu hồi hết toàn bộ nợ vay của CTCP Đầu tư Long Biên, CT TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Office 85, CT TNHH Sản xuất Thương mại Soài Rạp, CT TNHH Bất động sản Trí Đức, CT TNHH Vina Alliance, Công ty CP Đồng Tâm. Riêng Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu ấn Sài Gòn vẫn còn dư nợ tại Sacombank và vẫn đang sử dụng vốn tự có để thanh toán vốn và lãi vay đúng hạn theo thỏa thuận…
Theo tìm hiểu của PV, Công ty CP đầu tư Long Biên (LOBICO) chủ sở hữu 2 sân golf quy mô hàng đầu cả nước là sân Tân Sơn Nhất và sân Long Biên được thành lập tháng 6/2006, trụ sở đặt tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Chủ sở hữu của 2 sân golf tại Long Biên và Tân Sơn Nhất chính là nhóm Him Lam.
Công ty Cổ phần Đầu tư Hồng Bàng là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Him Lam. Công ty CP Đầu tư xây dựng Bảo Lộc hiện do ông Nguyễn Hữu Tiệp đại diện pháp luật. Ông Tiệp cũng là Bí thư Chi bộ, Giám đốc khối tổng hợp Công ty Cổ phần Him Lam. Vào tháng 1/2018, Sacombank loan tin, ông Dương Công Minh chỉ còn đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Sacombank và không còn kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch tại các đơn vị khác như Công ty CP Him Lam, Công ty CP Dụng cụ Thể thao Bảo Long, Công ty CP Phát triển Xín Mần hay Công ty CP Chứng khoán Liên Việt.
Người đại diện Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Soài Rạp hiện là ông Thái Quốc Kiệt là em trai của ông Thái Văn Anh, Giám đốc Điều hành Công ty CP Đồng Tâm. Công ty CP Đồng Tâm hiện do “bầu Thắng” (Võ Quốc Thắng) làm Chủ tịch HĐQT. Hiện doanh nghiệp này không công khai báo cáo tài chính, tuy nhiên vào 31/3/2023 (báo cáo năm 2022), Đồng Tâm có tổng cộng nguồn vốn là 7.562 tỷ đồng nhưng nợ phải trả lên đến 6.040 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 167 tỷ đồng năm 2022 (tức mỗi tháng DN này phải trả gần 14 tỷ đồng tiền lãi vay). Tháng 11/2023, Cục Thuế tỉnh Long An công bố quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty CP Khu công nghiệp Đồng Tâm (thành viên thuộc Đồng Tâm Group).
Còn Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức, CT TNHH Vina Alliance hiện nay đều do ông Cổ Tấn Anh Khoa làm đại diện pháp luật và có liên quan đến dự án “đất vàng" 152 Trần Phú, phường 4, quận 5, TP.HCM của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba). Ngày 23/4/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết đã thu hồi khu đất vàng 152 Trần Phú rộng gần 31.000m2 tại 152 Trần Phú và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý.
Đặt vấn đề việc xử lý nợ xấu tại các dự án Khu công nghiệp Phong Phú (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM); Dự án Khu dân cư Tân Thịnh (tên thương mại Viva Park) của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư LDG; Dự án Stella Mega City (Khu dân cư Phường Bình Thủy, TP. Cần Thơ); Dự án Stella Residence (tại 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP HCM)… Công văn của Sacombank gửi đến Tạp chí Người Xây dựng khẳng định: “Việc xử lý nợ xấu tại các dự án đang được Sacombank tích cực xử lý theo đúng quy định. Trong đó, Sacombank đã bán đấu giá thành công khoản nợ dự án Khu công nghiệp Phong Phú, thu hồi thành công 20% giá trị. Bên trúng đấu giá sẽ tiếp tục thanh toán cho Sacombank theo tiến độ hoàn thành hồ sơ pháp lý dự án”.
Sacombank có liên quan gì đến Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan?
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2023 diễn ra ngày 26/4/2024, lãnh đạo Sacombank khẳng định: “Sacombank không phát sinh cấp tín dụng đối với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan”.
Tuy nhiên, theo Bản án số 157/2024/HS-ST vụ án Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan ngày 11/4/2024 của Tòa án nhân dân TP.HCM lại khẳng định: Giao tài sản số 53 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM (đứng tên Nguyễn Thị Hoàng) cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) để đảm bảo xử lý các khoản vay tại ngân hàng được đảm bảo bằng các tài sản này, phần tiền còn lại sau khi xử lý các khoản nợ (nếu có) được xác định là của bị cáo Trương Mỹ Lan nên cần chuyển về Cục Thi hành án dân sự để đảm bảo nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.
Giao tài sản địa chỉ số 64-68 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3, TP.HCM (đứng tên Hồ Quốc Minh) cho Ngân hàng Sacombank để đảm bảo xử lý các khoản vay tại ngân hàng được đảm bảo bằng các tài sản này, phần tiền còn lại sau khi xử lý các khoản nợ (nếu có) yêu cầu chuyển về tài khoản của Bộ Công an để xử lý sau khi tiếp tục làm rõ đối với Hồ Quốc Minh.
26 căn hộ/ shophouse thuộc dự án Eco Green Sài Gòn (107 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP.HCM) thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Tường Việt giao cho Ngân hàng Sacombank để đảm bảo xử lý các khoản nợ vay tại ngân hàng được đảm bảo bằng các tài sản này, phần tiền còn lại sau khi xử lý các khoản nợ (nếu có) được xác định là của bị cáo Dương Tấn Trước và Cao Việt Dũng nên cần chuyển về Cục Thi hành án dân sự để đảm bảo nghĩa vụ của bị cáo Trước, Dũng trong vụ án.
Quyền sử dụng đất tại thửa đất số 428-47, Tờ bản đồ số 07, xã Phú Mỹ, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM (đứng tên Cao Việt Dũng và bà Đinh Hải Yến, hiện đã chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Phong) giao cho Ngân hàng Sacombank để đảm bảo xử lý các khoản vay tại ngân hàng theo quy định.
Được biết, tại thời điểm 10/10/2021, dư nợ của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn tại Sacombank là 2.335 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đang thực hiện loạt dự án bất động sản nhưng các dự án này đều chậm tiến độ, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ theo phương án vay vốn. Khi phê duyệt khoản vay cho Dấu Ấn Sài Gòn, Sacombank đã thiếu sót trong việc thẩm định điều kiện vay vốn “có khả năng tài chính để trả nợ” theo quy định tại Thông tư 09 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước (Thông báo Kết luận số 1361/TB-TTCP của Thanh Tra Chính phủ).
Công ty Dấu Ấn Sài Gòn được thành lập từ năm 2015, người đại diện theo pháp luật khi đó là bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát (hiện nay người có tên Nguyễn Văn Thịnh đang đứng tên đại diện pháp luật). Tháng 10/2022, bà Trương Huệ Vân bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Tháng 4/2024, bị cáo Trương Huệ Vân bị TAND TP.HCM tuyên án 17 năm tù về tội tham ô tài sản.

Giá tiêu hôm nay 30/6: Tăng nhẹ, giao dịch đạt 128.000 đồng/kg
30/06/2025, 10:53
Vinamilk Green Farm - Từ 'resort cho bò' đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
28/06/2025, 19:10
Chốt giá điện gió ngoài khơi, cao nhất gần 4.000 đồng/kWh
27/06/2025, 14:26
Hà Nội thêm 463 căn nhà ở xã hội vào cuối năm 2027
27/06/2025, 14:24
Ngân hàng Nhà nước được quyền quyết định vay đặc biệt lãi 0%/năm
27/06/2025, 14:23
Những rủi ro cần biết khi vay tiền online nhanh chóng
27/06/2025, 14:20
Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga
27/06/2025, 11:53
Giá cà phê hôm nay 27/6: Chỉ còn 94.000–95.000 đồng/kg
27/06/2025, 10:23
Quý 3, gần 68 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn
27/06/2025, 10:18“Khoảng trống thị trường” ở Trung Đông, doanh nghiệp Việt cần nắm bắt điều gì?
Xung đột Israel – Iran có thể khiến Trung Đông rơi vào một giai đoạn đầy biến động, nhưng đồng thời mở ra những “khoảng trống thị trường” cho các quốc gia xuất khẩu năng động như Việt Nam.
Cà Nàng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp
Cà Nàng là xã xa nhất của huyện Quỳnh Nhai, cách trung tâm huyện gần 60 km. Vượt khó vươn lên, cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân trong xã quyết tâm thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất nông nghiệp, xây dựng cuộc sống ấm no.
'Mở khóa' dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
Amsterdam, Hà Lan – Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18, đã diễn ra từ ngày 18-19/6/2025 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn ngành sữa toàn cầu này. Phần trình bày được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.
Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk'
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Giảm công lao động, nâng cao hiệu suất canh tác, phù hợp với xu thế nông nghiệp hiện đại... là những lợi ích khi ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Sơn La, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững.
Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320, A321neo
Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus hôm nay công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới.
Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce
Vietjet và Rolls-Royce vừa chính thức ký kết đặt hàng thêm 40 động cơ Trent 7000 để vận hành 20 máy bay thân rộng Airbus A330neo.
Khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp bền vững
Sau hơn 4 năm triển khai Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 4/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu về phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ dần được hình thành, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Giá vàng ngày 17/6: Dự báo giá thế giới 3.472 USD, SJC 119,6 triệu
Dự báo giá vàng 17/6: Thế giới lên 3.472 USD/oz, trong nước dao động 117,6–119,6 triệu đồng/lượng, tiếp tục chịu tác động từ chính sách tiền tệ toàn cầu.