Sự thật về siêu doanh nghiệp 144 nghìn tỷ đồng: Cổ đông đi ship nước kiếm sống

Thứ năm, 27/02/2020, 07:02 AM

Siêu doanh nghiệp ở Hoài Đức (Hà Nội) đăng ký vốn 144 nghìn tỷ đồng (tương đương 6,3 tỷ USD) với 3 cổ đông khiến dư luận xôn xao, càng bất ngờ khi biết sự thật.

Nữ cổ đông của

Nữ cổ đông của "siêu doanh nghiệp" 144 nghìn tỷ làm nghề ship nước đóng chai. (Ảnh IT).

Tin tức về việc một "siêu doanh nghiệp" vừa đăng ký kinh doanh với số vốn khổng lồ lên đến 144 nghìn tỷ đồng tương đương 6,3 tỷ USD, gấp nhiều lần vốn của các Tập đoàn lớn như Viettel hay Vingroup... đang khiến dư luận xôn xao.

Tuy nhiên, sự thực về siêu doanh nghiệp có vốn 144 nghìn tỷ đồng, với 3 cổ đông này lại là cả một câu chuyện bị hài cười ra nước mắt, làm xôn xao cả làng quê ngoại thành Hà Nội những ngày qua.

Chuyện bi hài có thật về siêu doanh nghiệp 144 nghìn tỷ đồng

Theo tìm hiểu, siêu doanh nghiệp 144 nghìn tỷ nói trên có tên đăng ký là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (viết tắt tên tiếng Anh là USC Interco., JSC.).

Địa chỉ trong hồ sơ doanh nghiệp là ngôi nhà 3 tầng, sơn xanh, với diện tích 160 m2, nằm trong một con ngõ nhỏ, cách cổng làng Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) khoảng 500 m.

Siêu doanh nghiệp có 3 cổ đông chính là ông Trần Gia Phong (ở Đan Phượng) và Kim Thị Phương mỗi người góp 30% vốn, tương ứng 43.200 tỷ đồng, ông Nguyễn Hoàn Sơn (quê Thuận Thành, Bắc Ninh) góp 40%, tương ứng 57.600 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là ông Trần Kim Phong.

Thông tin siêu doanh nghiệp có vốn khổng lồ bằng nhiều lần vốn của các tập đoàn lớn có trụ sở ở đây khiến không chỉ báo giới mà những người dân địa phương cũng bàng hoàng.

Được biết, chủ của ngôi nhà 3 tầng có trụ sở của Công ty trên là bà Kim Thị Phương, người được đăng ký là kế toán trưởng.

Bà Phượng chia sẻ rằng, bà không có tiền, không biết gì và việc mở công ty chỉ là nói mồm với nhau chứ toàn "đít nhôm" cả. Đăng ký như vậy chỉ để cho oai. "Chúng nó’ mở công ty để kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Toàn ‘đít nhôm’ cả làm gì có xu nào. Cứ kê thế cho oai chứ làm gì có đồng nào mà góp vốn".

Chân dung 3 cổ đông , người thuê trọ, người ship nước kiếm sống

Theo chia sẻ của nữ cổ đông này, bà vốn làm nghề ship nước đóng chai. "Ăn bữa nay lo bữa mai, ruộng vườn không có lấy đâu ra tiền mà góp vốn kinh doanh. Có ai gọi nước khoáng tôi ship cho họ. Mọi thu nhập của gia đình đều trông vào việc làm đại lý phân phối, buôn bán nước khoáng...".

Theo lời kể của bà Phương, ông Phong là một người kinh doanh gỗ tại xã Liên Hà, huyện Đan Phượng. Bà Phương quen ông Phong qua ông Nguyễn Hoàn Sơn. Ông Sơn là đồng nghiệp của bà Phương. Cả hai đều làm đại lý phân phối nước khoáng khu vực Hà Nội cho một công ty có trụ sở ở Thái Bình.

Về siêu doanh nghiệp mới đăng ký thành lập với vốn 144 nghìn tỷ đồng, bà Phương cho hay ông Phong là người gợi ý.

“Hôm đó, anh Sơn đi làm nước cùng với tôi, Phong bảo là 3 chị em mình mở công ty đi. Mở thì mở thôi chứ mình có đồng nào đâu. Mình làm được thì làm, chẳng làm được thì thôi, chứ có phải góp vốn gì đâu”, bà Phương nói.

Con ngõ dẫn vào trụ sở siêu doanh nghiệp có vốn đăng ký 144 nghìn tỷ đồng. (Ảnh; Zing.vn).

Con ngõ dẫn vào trụ sở siêu doanh nghiệp có vốn đăng ký 144 nghìn tỷ đồng. (Ảnh; Zing.vn).

Sau lời gợi ý đó, bà Phương đã đưa chứng minh thư của mình cho hai người còn lại đi đăng ký kinh doanh đồng ý cùng ông Trần Gia Phong và ông Nguyễn Hoàn Sơn mở công ty.

Mặc dù được đăng ký là cổ đông, tuy nhiên, bà Phương cho biết không nắm được công ty sẽ làm gì, mình đóng vai trò ra sao trong công ty.

“Họ cầm chứng minh thư để đi làm (đăng ký thành lập doanh nghiệp - pv), bảo ký thì tôi ký chứ mình biết gì đâu. Nếu họ bảo phải đóng 100 triệu vào đây, thì ai dám ký. Còn giờ có mất cái gì của mình đâu. Cứ nói mồm thế, làm được thì làm, chẳng được thì thôi”, bà Phương nói.

Theo người này, hai cổ đông còn lại của công ty cổ phần USC không có nhà cửa rộng rãi và không có nhiều tiền. Nhà Phong nằm trong một con ngõ bé, từ đê đi xuống ở xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, trong khi Sơn thuê trọ trên đường Bưởi, quận Cầu Giấy.

Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình, bà Phương nói: “Tiền đâu ra mà góp, tiền ăn, nuôi con còn chẳng đủ. Thực sự nhà tôi ăn bữa nọ, chạy bữa kia, nhà còn đang cắm cái đây này. Sang tên cho người ta rồi mà giờ còn chưa có tiền chuộc lại được, làm gì có đồng nào”.

Bà Kim Thị Phương kể khi 3 mẹ con đang dọn bể nước thì nhận được thông tin bà là người tham gia góp vốn hàng chục nghìn tỷ thành lập công ty.

Sau đó, điện thoại của bà tới tấp các cuộc gọi. Bà cảm thấy sợ khi có người tìm đến nhà, có cả người đến hỏi dò mua đất trong xóm.

Bài liên quan