Thứ hai, 26/12/2022, 11:28 AM
  • Click để copy

Tạo sức sống lâu bền cho di sản ca trù Thủ đô

Sau 12 năm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (năm 2009) của UNESCO, nhiều nghệ nhân gạo cội đã đi xa. Di sản ca trù của Hà Nội đang được tiếp nối với sự góp sức của cả cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Điều này được thể hiện rõ trong Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ Ba – năm 2022 do Sở VH&TT Hà Nội tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội.

 Tiết mục biểu diễn trong khuôn khổ Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ Ba – năm 2022.

 Tiết mục biểu diễn trong khuôn khổ Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ Ba – năm 2022.

Bước phát triển của ca trù

Trong không gian tầng 1 của Bảo tàng Hà Nội những ngày cuối tuần, những tiếng phách nhịp nhàng, tiếng trống ngân vang của di sản nghệ thuật ca trù thu hút sự quan tâm của hàng trăm du khách. Rất nhiều CLB, giáo phường đã đến tham gia Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ ba - năm 2022.

 Tiết mục biểu diễn ca trù.

 Tiết mục biểu diễn ca trù.

Theo BTC, có 48 thí sinh dự thi phần thi cá nhân và 6 tiết mục múa hát tập thể của các nhóm, CLB. Thí sinh nhỏ tuổi nhất là 5 tuổi (trong nhóm múa), cao tuổi nhất là 83 tuổi. Tổng số người tham gia Liên hoan (bao gồm cả người hỗ trợ các phần thi cho thí sinh) là hơn 140 người.

Năm nay, ngoài những tiêu chí chấm giải chung về trang phục, không gian biểu diễn, sự hòa hợp ăn ý, tiêu chí riêng đối với mỗi hạng mục dự thi cũng được chú trọng đặc biệt. Theo đó, tiêu chí đúng lề lối, thể cách luôn được đề cao với tất cả các hạng mục.

 Có 56 tiết mục tham gia Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ 3. 

 Có 56 tiết mục tham gia Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ 3. 

Các nhóm, CLB đã mang đến Liên hoan 56 tiết mục. Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định, các tiết mục tham dự Liên hoan năm nay có nội dung đề tài phong phú, đa dạng. Các nhóm, CLB đã rất nhiệt tình tham dự Liên hoan, có sự luyện tập nghiêm túc. Điều đáng mừng là có những tiết mục được trình diễn bởi 3 thế hệ trong 1 gia đình.

Bên cạnh đó, nhóm Ca trù Đại học FPT được hình thành trên cơ sở phát hiện các nhân tố tiềm năng trong quá trình đưa Ca trù vào giảng dạy ở môn học nghệ thuật truyền thống theo hình thức chính thống. Giảng viên giảng dạy chính là các nghệ nhân Ca trù tại Hà Nội.

Là thí sinh trẻ tuổi tham gia Liên hoan Ca trù năm nay, Nguyễn Thị Huyền My - sinh viên Đại học FPT chia sẻ: "Trước đây, tôi không biết Ca trù là gì nhưng khi tham gia vào CLB của trường được tiếp xúc tập luyện cùng mọi người, tôi thấy bộ môn nghệ thuật này rất thú vị,  những câu hát đem đến cho tôi một cảm giác rất thân thuộc, gần gũi”. 

Trong kho tàng ca nhạc cổ truyền Việt Nam, ca trù là nghệ thuật khó nhất, đòi hỏi sự luyện tập công phu nhất, có sự đóng góp của nhiều thành tố. Thế mà nghệ thuật ấy đã sống lại, biểu hiện một cách đầy đủ và toàn diện trong Liên hoan ca trù Hà Nội lần thứ 3. Đó là điều quan trọng, thể hiện tinh thần bảo tồn, tự phát huy di sản của Thủ đô.

PGS.TS Đặng Hoành Loan, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam – Phó Chủ tịch Hội đồng Giám khảo

NNƯT Nguyễn Thị Ngoan (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Chanh Thôn, Phú Xuyên) chia sẻ, mấy năm nay, các hoạt động giao lưu, trình diễn bị chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các thành viên CLB rất nhớ nghề, nhớ sân khấu. Liên hoan lần này là cơ hội để các nghệ nhân và lớp học trò thể hiện tài năng; các câu lạc bộ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến trong truyền dạy. Cũng theo NNƯT Nguyễn Thị Ngoan, những CLB, nhóm nghệ thuật thuộc địa bàn xa cách với trung tâm như Câu lạc bộ Ca trù Chanh Thôn thường rất khao khát những cơ hội gặp gỡ, trình diễn như thế này, vừa để nhận thấy những hạn chế hay tiến bộ để khắc phục, phát huy, vừa là dịp tuyên truyền, quảng bá, huy động tình cảm, sự quan tâm của cộng đồng dành cho di sản.

Thế hệ kế cận

Năm 2009, UNESCO đưa Ca trù vào danh mục di sản văn hoá cần bảo vệ khẩn cấp. Từ đó, đến nay, Hà Nội đã từng bước bảo tồn, phát huy giá trị di sản ca trù thông qua việc tổ chức các buổi Liên hoan. Tổ chức các chương trình để nghệ nhân Ca trù của Hà Nội đến các địa phương, giáo phường, trường học để giảng dạy. Qua đó, nghệ thuật ca trù được bảo tồn, phát huy, nhiều người được tiếp cận với di sản văn hoá.

 BTC trao Giải A cho các thí sinh tham gia Liên hoan.

 BTC trao Giải A cho các thí sinh tham gia Liên hoan.

NSUT Nguyễn Văn Khuê – thành viên Ban Giám khảo chia sẻ: “Từ Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ 3 có thể thấy, thí sinh tham gia không chỉ biết hát nói đủ bài, đủ khổ mà kỹ năng đã nâng cao hơn. Thí sinh có thể hát nhiều thể cách, hát được cả thiếu khổ, dư khổ và gối khổ. Theo dõi Liên hoan trong 1 ngày, tôi thấy được những em nhỏ múa nhiều làn điều rất đáng yêu, nhiều ca nương trẻ có thể hát được các làn điều khó như “Dựng quỳnh – Nói quỳnh”, “Tì bà hành”. Điều này không chỉ chinh phục ban giám khảo mà còn góp phần phát hiện được những nhân tố gìn giữ phát huy di sản ca trù”.

Mặt khác, theo các chuyên gia, liên hoan là dịp nhìn lại thành quả phục hưng Ca trù tại Hà Nội, góp phần vào kết quả thực hiện cam kết với UNESCO về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Ca trù trong đời sống đương đại. Kết quả của liên hoan sẽ là một cơ sở dữ liệu tiến tới thực hiện hồ sơ xin chuyển di sản ca trù từ danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp" sang danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại".

Trong Liên hoan ca trù Hà Nội lần thứ 3: Giải A tập thể được trao cho CLB Ca trù Lỗ Khê; Giải B được trao cho CLB Ca trù Chanh Thôn; Giải C được trao cho CLB Ca trù Hà Thành.

- Giải A cá nhân dưới 18 tuổi được trao cho Tạ Gia Huy (Trống chầu, CLB Ca trù Trung tâm phát triển âm nhạc Việt Nam), Nguyễn Hà My (Ca nương tài năng, thí sinh tự do);

- Giải A cá nhân trên 18 tuổi được trao cho Nguyễn Thị Hồng Tâm (Ca nương tài năng, thí sinh tự do), Nguyễn Bá Hanh (Kép đàn tài năng, CLB Ca trù Hà Nội); Nguyễn An Khánh (Kép đàn tài năng, Thí sinh tự do); Hoàng Anh Thái Phương (Ca nương tài năng, CLB Ca trù Thiều Xương).

- Giải thí sinh nhỏ tuổi nhất được trao cho nhóm múa 5 tuổi của CLB Ca trù Lỗ Khê.

- Giải thí sinh cao tuổi nhất được trao cho ông Đặng Văn Phú (kép đàn, sinh năm 1939, CLB Ca trù Xuân Đỉnh). Giải Cống hiến được trao cho NSND Bạch Vân (sinh năm 1958, CLB Ca trù Hà Nội).

Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt

Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt

18/01/2024 09:29

Lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ Thượng tiêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Cây nêu được dựng lên cũng là lời báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu.

Phim Tết 2024: Đa dạng sắc màu

Phim Tết 2024: Đa dạng sắc màu

17/01/2024 10:10

Xem phim giải trí từ lâu đã trở thành thói quen của nhiều người mỗi dịp Tết đến xuân về. Nắm bắt tâm lý đó, các nhà làm phim Việt đang rục rịch giới thiệu đến khán giả những tác phẩm với nhiều thể loại đa dạng sẽ được ra rạp vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Phim hài Thị Hến kén chồng 2 – Trị bệnh háu sắc của quan thầy

Phim hài Thị Hến kén chồng 2 – Trị bệnh háu sắc của quan thầy

11/01/2024 14:05

Tiếp nối thành công phim “Thị Hến kén chồng” năm 2018, hài xuân 2024 năm nay, Thiên Bình Audio sẽ cho ra mắt “Thị Hến kén chồng 2”, dự kiến được công chiếu trên kênh Youtobe: Thiên Bình Official ngày 29/1/2024.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hợp tác với Vương quốc Anh về du lịch thám hiểm hang động

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hợp tác với Vương quốc Anh về du lịch thám hiểm hang động

11/01/2024 12:06

Mới đây, tại thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức buổi làm việc và ký kết biên bản hợp tác về nghiên cứu đa dạng sinh học, du lịch thám hiểm hang động với Vườn quốc gia Yorkshire Dales (Vương quốc Anh).

'Hương xuân Tây Bắc' tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

'Hương xuân Tây Bắc' tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

08/01/2024 07:25

Đến với “Hương xuân Tây Bắc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, người dân và du khách được khám phá, trải nghiệm không khí đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán dịp đầu năm mới.

'Hội Xuân Giáp Thìn 2024': Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc

'Hội Xuân Giáp Thìn 2024': Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc

04/01/2024 07:59

"Hội Xuân Giáp Thìn 2024” là hoạt động văn hóa chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Giáp Thìn.

Nhiều tỉnh, thành phố bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2024

Nhiều tỉnh, thành phố bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2024

31/12/2023 08:56

Chào đón dịp Tết Dương lịch 2024, Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác tổ chức bắn pháo hoa, cùng với đó là chương trình nghệ thuật, đếm ngược thời gian chào đón năm mới.

Hà Nội kéo dài thời gian hoạt động các phố đi bộ quận Hoàn Kiếm dịp Tết Dương lịch 2024

Hà Nội kéo dài thời gian hoạt động các phố đi bộ quận Hoàn Kiếm dịp Tết Dương lịch 2024

27/12/2023 06:45

Tối 25/12, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã có thông báo về việc kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm dịp Tết Dương lịch 2024 nhằm tạo điều kiện cho người dân và du khách thuận lợi di chuyển khi vui chơi trong dịp nghỉ tết.

Đà Nẵng: Lập quy hoạch công viên sinh thái ghềnh Nam Ô

Đà Nẵng: Lập quy hoạch công viên sinh thái ghềnh Nam Ô

25/12/2023 14:56

UBND TP.Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Công viên sinh thái ghềnh Nam Ô và Quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô.