Tết Hàn thực cúng gì? Cách làm bánh trôi bánh chay cúng tết Hàn thực

Thứ hai, 23/03/2020, 12:00 PM

Tết Hàn thực cúng gì? Vì sao lại có tết Hàn thực? Vì sao gọi là tết bánh trôi bánh chay? Mâm cúng Tết Hàn thực đầy đủ cần những gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn về ngày tết này nhé.

Tết Hàn thực cúng gì?

Tết Hàn thực cúng gì còn tùy vào phong tục từng vùng miền, từng gia đình, tuy nhiên cũng có những thứ cơ bản như sau:

tet-han-thuc-banh-troi-banh-chay-7

- Bánh trôi, bánh chay

- Hương, hoa quả

- Trầu cau

- Ly nước sạch

- Mâm ngũ quả

Cách trình bày của các lễ vật cho mâm cúng cũng như cách trình bày các mâm cúng thông thường. Tuy nhiên, điều cần chú ý nhất là làm bánh trôi, bánh chay – món ăn đặc trưng của tết Hàn thực.

Cách làm bánh trôi, bánh chay cúng tết Hàn thực

Bánh trôi – bánh chay có nguồn gốc Trung Quốc, nhưng đã phổ biến tại miền Bắc nước ta từ lâu đời. Món bánh này gắn liền với phong tục ngày tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, bên cạnh mâm cỗ thông thường để cúng tổ tiên, chúng ta cũng làm cả bánh trôi, bánh chay để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Cách làm bánh trôi, bánh chay cúng tết Hàn thực đơn giản như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

500 gram

Bột gạo nếp

50 gram

Bột gạo tẻ

Nước hoa bưởi

vani

2 thìa canh Bột sắn dây

150 gram Đường Đường phên, dừa nạo

Cách làm bột bánh trôi, bánh chay:

Cho bột nếp và bột gạo tẻ vào âu, trộn đều cho hỗn hợp đồng nhất. Thêm nước vào âu bột và trộn đều tay cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau thật mịn mượt. Để âu bột trong khoảng 3 giờ cho phần bột tách thành 2 phần nước ở trên mặt và bột ở dưới.

Sử dụng một chiếc khăn sạch cho phần bột vào khăn, buộc túm đầu khăn lại rồi treo lên cao cho bột róc hết nước trong khoảng 1 tiếng. Khi nào bột không còn dính tay và trở nên mịn là được.

Tạo hình bánh:

Chia bánh thành các phần nhỏ bằng đầu ngón tay để làm bánh trôi và bằng quả chanh nhỏ để làm bánh chay.

Với bánh trôi, cần chuẩn bị đường phên cắt thành những viên nhỏ hình hạt lựu. Dùng tay ấn dẹt bột vỏ bánh rồi cho hạt đường phên vừa cắt vào giữa. Khéo léo dùng tay bọc kín phần bột bánh quanh đường.

Với bánh chay, cần hấp đỗ xanh rồi xay nhuyễn cùng đường, dừa tươi để làm nhân. Tạo hình với bột bánh.

Luộc bánh:

Chuẩn bị 1 nồi nước sôi và 1 bát nước lạnhVới bánh trôi: Đúng câu "Bảy nổi ba chìm", khi thả bánh vào nồi, bánh sẽ chìm xuống dưới (tức bánh sống), khi bánh chín sẽ nổi lên trên mặt nước. Tuy nhiên, khi bánh mới nổi lên mặt nước cứ để tầm 3-5 phút cho bánh chín kỹ thì vướt sang bên tô nước lạnh để làm lạnh nhanh bánh.Với bánh chay:

Bạn có thể tận dụng nồi nước luộc bánh chay để nấu chè rồi thêm đường cho đủ ngọt, nấu cho sôi lên.

Trong khi đó bạn cho bột năng hoặc bột sắn dây vào bát và thêm nước khuấy đều cho tan, tiếp theo bạn chế từ từ vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy để chè không bị vón cục. Khi thấy nồi chè có độ sánh đặc thì dừng lại, nấu cho chè sôi lên mới cho đậu xanh nguyên hạt đã để lại khi nãy vào, khuấy đều là tắt bếp, cho thêm chút tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối cho thơm sau đó khuấy thêm lần nữa là xong phần chè.

Vớt bánh chay bày ra bát sau đó bạn múc phần chè vừa nấu vào cùng, rắc thêm vừng trắng rang chín lên trên, để cho nguội là có thể thưởng thức, vậy là món bánh chay đã hoàn thành.

Ý nghĩa của tết Hàn thực

Ở Trung Quốc, ngày 3 tháng 3 hằng năm, người dân thường tổ chức lễ tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Đồ cúng cũng phải chuẩn bị từ hôm trước vì lệnh cấm lửa. Tên gọi Tết Hàn Thực ra đời cũng vì vậy.

Dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực có ý nghĩa tâm linh khác, phong tục cúng Tết Hàn Thực cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với văn hóa của người Việt. 

Bánh trôi, bánh chay của người Việt cũng không giống với người dân Trung Quốc mà mang trong mình đặc sắc riêng của nền ẩm thực Việt Nam. Người Việt Nam cũng quen gọi ngày Tết này với cái tên dân dã là Tết bánh trôi, bánh chay nhiều hơn Tết Hàn Thực. 

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh của văn hóa Việt, thấm đẫm linh hồn, bản sắc của người Việt. 

Cả hai loại bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, là thành quả lao động vất vả dâng lên ông bà tổ tiên, là hình ảnh thể hiện rõ nhất nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam cùng với các loại bánh truyền thống khác như bánh chưng, bánh giầy,...

Đặc biệt, hình ảnh những chiếc bánh trôi, bánh chay tròn vo, trắng bóc xếp đầy cạnh nhau trên đĩa còn mang hàm ý tưởng nhớ tới sự tích “mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng”. 

Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở thành 50 người con theo Âu Cơ lên rừng, bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng trở thành 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no. Chính vì vậy người dân Việt mới sử dụng hình ảnh bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công lao của ông bà, tổ tiên vào dịp Tết Hàn Thực.

Trên đây là thông tin tìm hiểu về Tết Hàn thực cúng gì và ý nghĩa của Tết Hàn thực cũng như cách làm bánh trôi, bánh chay để cúng lễ.

Bài liên quan