Thảo mộc trong cuộc chiến chống SARS-Cov-2 : ‘Chiến binh’ hoang dã Hạ Khô Thảo

Thứ tư, 25/03/2020, 11:09 AM

Hạ Khô Thảo không chỉ được biết đến với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà thảo mộc này còn giúp giải độc chống viêm, Hạ Khô Thảo như “chiến binh” trong bài thuốc hỗ trợ điều trị SARS-Cov-2.

Hạ Khô Thảo

Hạ Khô Thảo

South China Morning Post mới đây thông tin, đầu tháng 2/2020 xuất hiện 2 trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19 xuất viện, trong 3 ngày tiếp theo, 3 người khác được xuất viện tại Hà Bích, tỉnh Hà Nam, giáp phía nam Hồ Bắc, cùng 2 người khác ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Đây là những bệnh nhân đầu tiên ở các thành phố ngoài Hồ Bắc đã bình phục hoàn toàn sau khi nhiễm virus corona. Điều đặc biệt là họ được điều trị kết hợp giữa thuốc Tây và thảo dược.

Điều đó chứng tỏ các vị thảo mộc trong bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị, hỗ trợ điều trị các chứng viêm nhiễm do vi khuẩn, virus.

Kể từ khi dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc vào năm 2002-2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành cuộc điều tra về tác dụng của thảo dược. Ở Trung Quốc, nơi có khoảng một nửa số bệnh nhân được điều trị bằng thảo dược. Các bác sĩ báo cáo rằng liệu pháp kết hợp Đông – Tây y làm giảm đáng kể mức độ nghiệm trọng của các triệu chứng, giảm tỷ lệ tử vong và tác dụng phụ.

Một nghiên cứu của Đại học Hong Kong liên quan đến các bệnh nhân địa phương, cũng đề xuất phương pháp điều trị bằng thảo dược như một biện pháp phòng ngừa SARS an toàn, hiệu quả và chi phí phải chăng.

Về bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 theo y học cổ truyền đây là loại ôn dịch có tên “cảm mạo ôn bệnh”. Y học cổ truyền giải thích, bệnh Ngoại cảm ôn bệnh là tên gọi chung của những bệnh ngoại cảm với những đặc điểm: Khởi phát với phát sốt, bệnh cảnh thiên về nhiệt, diễn biến theo quy luật, bệnh thường cấp tính, diễn tiến nhanh, bệnh cảnh thường nặng.

Nguyên nhân gây bệnh do mùa đông cảm nhiễm phong hàn chưa đủ sức gây bệnh thành phục tà (đông vu thương hàn xuân tất bệnh ôn) khi đến mùa xuân gặp các yếu tố thuận lợi phát thành dịch lệ. Tà khí theo đường phế vệ hoặc vào miệng, hầu họng vào phế. Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như: nhiệt, thấp, đàm, ... mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng.

Y học cổ truyền điều trị theo phương pháp điều hòa nhiệt giải độc, tăng đề kháng cơ thể, một trong thảo dược được sử dụng nhiều trong bài thuốc y học cổ truyền chống dịch SARS-Cov-2 chính là Hạ Khô Thảo.

Theo Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang

Theo Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang

Hạ khô thảo là loại cây thân thảo, vào mùa hạ cây khô lại, chỉ tươi tốt vào mùa xuân, sống nhiều năm, cao 20 - 40 cm có thể tới 70 cm, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành màu lam đậm hay tím nhạt. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô.

Cây mọc hoang ở vùng rừng núi Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum... Bộ phận dùng làm thuốc là bông hoa, khi hoa ngả sang màu nâu sẽ thu hái mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Theo Tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cùng với Kim Ngân Hoa, Cam Thảo thì Hạ Khô Thảo, là những vị thuốc thường dùng trong y học cổ truyền với các tác dụng tốt trong phòng, điều trị bệnh.

Cụ thể, Kim Ngân Hoa có vị ngọt, tính hàn. Quy kinh phế, vị, tâm, tỳ, đại trường. Có tác dụng Thanh nhiệt giải độc. Hạ Khô Thảo có vị đắng, tính hàn. Quy kinh can, đởm. Tác dụng thanh can đởm hỏa, tiêu ứ tán kết, minh mục, giải trừ nhiệt độc.

Còn Cam Thảo có vị ngọt, tính bình. Quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Tâm. Có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế chỉ khát, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc.

“Các bài thuốc có thành phần là các vị thuốc trên thường được dùng để điều trị các chứng viêm nhiễm do vi khuẩn, virus. Nghiên cứu hiện đại cho thấy Kim Ngân Hoa, Hạ Khô Thảo, Cam Thảo có những tác dụng giải độc, kháng khuẩn, ức chế virus, chống viêm, điều hòa miễn dịch, chống rối loạn chuyển hóa”, Tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang cho biết.

Theo Tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị các bệnh, trong đó có ôn dịch. Việc sử dụng thảo dược có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ phòng virus cúm.

Hạ khô thảo không chỉ được biết đến với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà còn là một trong những thảo mộc được sử dụng để chiết xuất ra một thức uống với công dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể. Nhiều nơi người dân dùng Hạ Khô Thảo để làm trà uống hàng ngày.

Theo báo Y học Liên Xô, 1951 (kỳ 6 năm thứ bảy) và Y dược học (quyển số 4 kỳ 6 1951) các chất tan trong nước có Hạ Khô Thảo có tác dụng hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp.

Ngày 17/3, Bộ Y tế có công văn số1306/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền.

Trong công văn Bộ Y tế yêu cầu cần lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 ban hành kèm theo công văn này tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh YHCT; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2; đánh giá kết quả sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 (nếu có).

Bài liên quan