Thầy gì từ con số hơn 10 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động trong tháng 1/2019

Chủ nhật, 03/02/2019, 13:12 PM

Tổng Cục Thống kê cho biết, trong tháng 1/2019 số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 10.804 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2018.

thay-gi-tu-con-so-hon-10-nghin-doanh-nghiep-ngung-hoat-dong-trong-thang-12019
Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể tăng tháng 1/2019. Ảnh minh họa

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang được cải thiện mạnh mẽ thế nhưng trong tháng đầu tiên năm 2019, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể tăng lại tăng.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2019, Tổng Cục Thống kê cho biết, trong tháng 1/2019, cả nước có 10.079 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 151,1 nghìn tỷ đồng.

So với cùng kỳ năm 2018, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2019 giảm 7% về số doanh nghiệp và tăng 53,8% về số vốn đăng ký. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 15 tỷ đồng, tăng 64,8%. Tính chung, tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đóng góp vào nền kinh tế trong tháng đầu năm là 635,1 nghìn tỷ đồng.

Cũng trong tháng 1, cả nước có 8.465 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 84,5% so với cùng kỳ năm 2018. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 10.804 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2018. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể cũng tăng 16% so với cùng kỳ năm trước với 1.802 doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, việc gia tăng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động do chịu sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đối với doanh nghiệp cũng như quy luật vận động của nền kinh tế thị trường.

Trước hết, phần lớn doanh nghiệp của nước ta là doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn nhiều hạn chế về năng lực nội tại.

Những hạn chế cố hữu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả, dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp, cụ thể là: thiếu tầm nhìn chiến lược; năng lực quản trị kém, thiếu tư duy về thị trường; trình độ ứng dụng khoa học công nghệ thấp; thiếu tính đổi mới sáng tạo trong sản phẩm; chất lượng hàng hóa, quy mô sản xuất và năng suất lao động còn thấp so với các doanh nghiệp nước ngoài. Cùng với đó, với việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, sức ép cạnh tranh lại càng tăng lên đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Mặt khác, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn tồn tại những hạn chế, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Cùng với đó cũng cần nhấn mạnh quy luật cạnh tranh, thanh lọc, đào thải của thị trường.

Theo đó, trong mọi nền kinh tế thị trường luôn có một tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp bị giải thể, phá sản; việc đào thải, thanh lọc là một quy luật khách quan của nền kinh tế. Những doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ để thay vào đó là những doanh nghiệp mới với những ý tưởng kinh doanh mới có chất lượng hơn.

Kết quả một khảo sát thuộc dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường tiếp cận tín dụng, thông qua nâng cao năng lực quản trị và minh bạch hoạt động tài chính" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI thực hiện trong năm 2018 cho thấy tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn đến từ cả phía doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, doanh nghiệp thiếu khả năng hoạch định chiến lược làm giảm độ tin cậy về tính khả thi của dự án đầu tư, thiếu minh bạch về tài chính làm giảm mức độ tín nhiệm; về phía các tổ chức tín dụng thì hồ sơ cho vay vốn còn phức tạp, lãi suất cho vay cao, đánh giá rủi ro chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản là kết quả tất yếu của quy luật cạnh tranh, thanh lọc, đào thải của thị trường. Những doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ để thay vào đó là những doanh nghiệp mới với những ý tưởng kinh doanh mới có chất lượng hơn.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, nền kinh tế Việt Nam lại là một nền kinh tế năng động, đang có nhiều triển vọng, khoa học công nghệ không ngừng phát triển như hiện nay thì sức ép đối với doanh nghiệp càng lớn, tính cạnh tranh, thanh lọc càng thể hiện rõ rệt.

 

Thị trường bất động sản 2019: Lo ngại ‘quả bom’ đất công

Đánh giá thị trường bất động sản năm 2019, ông Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM bày tỏ sự lo ngại về “quả bom” đất công vỡ lở khiến doanh nghiệp khó khăn.

 

Tết đến rút tiền bị máy ATM nuốt thẻ, chủ thẻ phải làm gì?

Không ít trường hợp khách hàng đang rút tiền máy ATM mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán nhưng không may máy ATM nuốt thẻ. Vậy nếu rút tiền máy ATM bị nuốt thẻ, chủ thẻ phải làm gì?

 

Ngân hàng cảnh báo lừa đảo mất tiền dịp cuối năm

Dịp cuối năm các ngân hàng cảnh báo nạn lừa đảo khi rút tiền ATM, thanh toán trên mạng khi mua sắm online dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019.