Thứ hai, 17/03/2025, 10:39 AM
  • Click để copy

Thấy gì từ khung pháp lý cho tiền điện tử của các nước

Sự phát triển nhanh chóng của tiền điện tử đã thúc đẩy nhiều quốc gia trên thế giới nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để quản lý và phát triển lĩnh vực này.

Nhiều quốc gia đưa ra các cách thức quản lý nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ và lợi ích của người dân.

Từ thực tế tồn tại của một số loại tiền điện tử như Bitcoin cho thấy, sự phát triển của các loại tiền điện tử là xu hướng tất yếu. Dù chấp nhận hay không thì các quốc gia vẫn phải đưa ra các cách thức quản lý nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ và lợi ích của người dân.

Theo đó, quan điểm quản lý và sử dụng tiền điện tử KTS như phương tiện thanh toán của các quốc gia trên thế giới có thể chia thành một số nhóm như nhóm chấp nhận; nhóm dung hòa; nhóm từ chối và nhóm cấm triệt để.

k4

Châu Âu là một trong những khu vực đi đầu trong việc phát triển khung pháp lý toàn diện về tiền điện tử. Năm 2023, Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua Markets in Crypto-Assets (MiCA) - quy định quy mô lớn đầu tiên nhằm thiết lập một bộ quy tắc chung cho các tài sản tiền điện tử.

MiCA được kỳ vọng sẽ giúp thực thi quy định đồng bộ tại các quốc gia thuộc EU, giảm thiểu sự không chắc chắn cho doanh nghiệp đồng thời bảo vệ khách hàng.

MiCA giúp thống nhất quy định giữa các nước thành viên, yêu cầu tất cả nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử phải đăng ký và tuân thủ giám sát, đồng thời đặt ra giới hạn nghiêm ngặt về stablecoin nhằm tránh các sự cố như TerraUSD. Dù mang lại sự rõ ràng, MiCA cũng bị đánh giá là có thể quá chặt chẽ so với các khu vực khác.

Còn tại Anh, cân bằng giữa quy định và phát triển, chính phủ nước này đặt mục tiêu trở thành trung tâm toàn cầu về công nghệ tiền điện tử. Cơ quan Quản lý tài chính (FCA) yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ quy định AML và KYC, đồng thời hỗ trợ stablecoin và tài sản kỹ thuật số. Dù vậy, các công ty tiền điện tử vẫn đối mặt với những quy tắc khắt khe hơn trong việc quảng cáo và cung cấp dịch vụ tài chính.

Năm 2021, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên công nhận bitcoin là tiền pháp định với kỳ vọng kích thích tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và mở rộng tiếp cận tài chính cho người dân. Chính phủ phát triển ví điện tử Chivo Wallet và triển khai ATM Bitcoin để hỗ trợ giao dịch.

Ở Châu Á, các quy định về tiền điện tử có sự khác biệt rõ rệt. Đây là một khu vực rất đa dạng, vừa hấp dẫn vừa thách thức khi nói đến tiền điện tử và công nghệ blockchain.

Nhờ Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), Singapore đã trở thành một trong những quốc gia thân thiện với tiền điện tử nhất. Họ đưa ra các hướng dẫn rõ ràng cho các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử theo Đạo Luật Dịch vụ thanh toán (PSA). Đạo luật này quy định các điều kiện tiên quyết liên quan đến token thanh toán kỹ thuật số, bao gồm cả các biện pháp chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT), biến Singapore thành điểm đến lý tưởng cho các start up trong lĩnh vực tiền điện tử.

Mỹ đã công bố một khung pháp lý mới vào năm 2022, mở đường cho các quy định bổ sung. Tuy nhiên, sự chồng chéo giữa các cơ quan như Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) và Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính (FinCEN) gây ra nhiều thách thức.

Tại Mỹ, một số bang có cách tiếp cận khác nhau: Wyoming ủng hộ tiền điện tử với các luật thân thiện, trong khi New York áp dụng BitLicense - một trong những quy định khắt khe nhất, khiến nhiều công ty rời đi. Việc thiếu nhất quán giữa luật liên bang và tiểu bang làm phức tạp môi trường kinh doanh.

Chính sách cứng rắn, chặt chẽ

Trung Quốc có lập trường cứng rắn đối với tiền điện tử. Năm 2021, nước này cấm hoàn toàn mọi giao dịch và hoạt động khai thác tiền điện tử do lo ngại về sự ổn định tài chính và mức tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn từ bỏ tiền điện tử mà thay vào đó lại hoan nghênh công nghệ blockchain và thúc đẩy tài chính số với đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) - nhân dân tệ kỹ thuật số.

Trong khi đó, Nhật Bản có một trong những chế độ quản lý tiền điện tử phát triển nhất thế giới. Sau vụ tấn công sàn giao dịch Mt. Gox năm 2014, Nhật Bản đã ban hành luật buộc tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử phải đăng ký với Cơ quan Dịch vụ tài chính (FSA). FSA cũng yêu cầu các chính sách KYC và AML nghiêm ngặt, mang lại sự bảo vệ lớn hơn cho nhà đầu tư khi giao dịch.

Ở Trung Đông, Dubai là một trung tâm tiên phong trong lĩnh vực tiền điện tử. Cơ quan Quản lý tài sản ảo Dubai (VARA) có nhiệm vụ thực thi các quy định về tiền điện tử và tiểu vương quốc này đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều sàn giao dịch tiền điện tử lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tiền điện tử tại đây phản ánh tham vọng của khu vực trong việc đa dạng hóa nền kinh tế.

Australia đã dẫn đầu trong việc điều chỉnh tiền điện tử khi yêu cầu các sàn giao dịch tại nước này phải đăng ký dưới sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia (ASIC) và tuân thủ các quy định về AML.

Có thể nói, khi tiền điện tử tiếp tục phát triển, các quy định dự kiến sẽ còn thay đổi nhằm cân bằng giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ người tiêu dùng. Việc tìm ra một hướng đi phù hợp giữa đổi mới công nghệ và quản lý rủi ro sẽ quyết định tương lai của ngành công nghiệp này. 

Việt Nam chịu mức thuế 10% trong thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng

Việt Nam chịu mức thuế 10% trong thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng

10/04/2025 15:24

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm dừng áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia và đồng thời áp dụng mức thuế 10% trong thời gian tạm hoãn áp thuế đối ứng cho tất cả các nước.

Bà Mai Kiều Liên: Không đánh đổi chất lượng! Sáng tạo trong ngành sữa là không giới hạn

Bà Mai Kiều Liên: Không đánh đổi chất lượng! Sáng tạo trong ngành sữa là không giới hạn

10/04/2025 14:46

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.

Mỹ áp thuế 104% với Trung Quốc: Hàng Việt có tăng giá?

Mỹ áp thuế 104% với Trung Quốc: Hàng Việt có tăng giá?

09/04/2025 11:54

Việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc không chỉ làm gia tăng căng thẳng trong thương mại quốc tế mà còn gây ảnh hưởng lan rộng đến các nền kinh tế khu vực, bao gồm Việt Nam.

Tâm lý nhà đầu tư chứng khoán đang bi quan khi 'bóng ma' thương chiến càn quét

Tâm lý nhà đầu tư chứng khoán đang bi quan khi 'bóng ma' thương chiến càn quét

09/04/2025 11:51

Theo chứng khoán MBS, tâm lý nhà đầu tư đang bi quan khi “bóng ma” thương chiến càn quét qua các thị trường. Do đó, MBS khuyên nhà đầu tư nên bình tĩnh bảo toàn vốn để “sống sót” qua tuần này.

Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố

Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố

08/04/2025 18:42

Ngày 7/4/2025, huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman – biểu tượng lừng danh của làng golf thế giới, và là kiến trúc sư đứng sau thiết kế tổng thể sân golf T&T Văn Lang Empire (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) đã có chuyến thăm và khảo sát thực địa dự án. Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của ông sau hơn 2 năm kể từ lần khảo sát đầu tiên, đồng thời là bước chuẩn bị cuối cùng cho giai đoạn hoàn thiện sân golf và đưa vào vận hành 18 hố golf thời gian tới.

Bất động sản leo thang, người trẻ chuyển sang thuê thay vì mua nhà

Bất động sản leo thang, người trẻ chuyển sang thuê thay vì mua nhà

08/04/2025 11:31

Trong bối cảnh giá bất động sản tại các thành phố lớn liên tục leo thang, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập, nhiều người dân, đặc biệt là giới trẻ, đang dần chuyển hướng ưu tiên thuê nhà thay vì mua nhà.

Gần 11 tỷ USD vốn FDI “chảy” vào Việt Nam trong quý I/2025

Gần 11 tỷ USD vốn FDI “chảy” vào Việt Nam trong quý I/2025

06/04/2025 14:45

Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Tài chính), đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt gần 10,98 tỷ USD – tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư căn hộ hạng sang – bước đi khôn ngoan của giới đầu tư thông thái

Đầu tư căn hộ hạng sang – bước đi khôn ngoan của giới đầu tư thông thái

04/04/2025 08:40

Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.

Thuế đối ứng là gì và được tính như thế nào?

Thuế đối ứng là gì và được tính như thế nào?

03/04/2025 15:49

Thuế đối ứng là mức thuế quan cần thiết để cân bằng thâm hụt thương mại song phương giữa Mỹ và đối tác thương mại. Vậy Mỹ tính toán mức thuế này như thé nào?

Xem thêm