Thứ ba, 13/11/2018, 16:35 PM
  • Click để copy

Thiếu úy CSGT té ngã xin nghỉ phép vì bị 'sốc' trước bình luận của dân mạng?

Thiếu úy Đinh Công Hoàng Linh (chiến sĩ CSGT trong đoạn clip CSGT té ngã khi nói chuyện với dân lan truyền trên mạng xã hội) cảm thấy bị sốc vì những bình luận cho rằng đó là "cú ngã nghiệp vụ" và đã xin nghỉ phép nhằm ổn định lại tinh thần.

nguyen-nhan-csgt-nga-ra-duong-khi-noi-chuyen-voi-dan-o-binh-dinh-do-bi-huc-cui-cho
Hình ảnh từ clip CSGT té ngã khi nói chuyện với dân.

Liên quan đến vụ clip CSGT "té ngã" khi làm việc với dân xảy ra ở TP Quy Nhơn, mới đây trả lời báo chí lãnh đạo Đội CSGT – Công an TP Quy Nhơn cho biết: Đã cho phép Thiếu úy Đinh Công Hoàng Linh (chiến sĩ CSGT té ngã trong clip) nghỉ phép theo đơn.

Cụ thể, theo tờ Trí thức trẻ đưa tin cho biết, theo đơn xin nghỉ phép, Thiếu úy Linh cho biết bị sốc khi dư luận, các bình luận trên mạng xã hội cho rằng, cú ngã của anh là diễn kịch, ngã nghiệp vụ. Thiếu úy Linh nêu mục đích xin nghỉ phép nhằm ổn định lại tinh thần.

Thiếu úy Linh cũng khẳng định tình huống anh bị ngã xảy ra trong lúc giằng có với người thanh niên (được xác định là Nguyễn Thanh Qua) khi đưa xe về trụ sở để xác minh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Anh Linh cho hay bị Qua húc cùi chỏ vào ngực khiến anh té ngã.

"Cú va chạm có lực không mạnh, tôi không đau. Tôi ngã vì cú đánh cùi chỏ làm tôi mất thế và đường trơn trượt", báo Trí thức trẻ dẫn lời thiếu úy Linh nói.

Thông tin về vụ việc, báo Người Lao Động cho biết: Theo Đội CSGT Công an TP Quy Nhơn, đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận điều tra về vụ TNGT xảy ra vào lúc 22h50 tối 7/11 trên đường Diên Hồng (phường Ngô Mây), giữa xe máy 77L1-303.79 do anh Huỳnh Hiệp Xuyên (SN 1983; ngụ xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ) điều khiển với xe máy 77L1-938.49 do Phạm Thanh Tuấn (SN 1996, ngụ xã Canh Vinh) điều khiển, chở theo Phạm Thanh Qua và Phạm Ngọc Tuyển.

Cùng ngày, Công an phường Ngô Mây cho biết vẫn đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý Phạm Thanh Qua (SN 1997) và Phạm Ngọc Tuyển (SN 1996; cùng ngụ xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) về hành vi cản trở người thi hành công vụ. Ngoài ra, danh tính đối tượng quay clip đăng lên mạng xã hội Facebook với tên "Huỳnh Nhật Hào" cũng đã được xác định.

Trước đó, ngày 8/11, trên mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip CSGT té ngã khi làm việc với dân gây xôn xao. Clip được xác định xảy ra ở TP Quy Nhơn. Đoạn clip sau đó thu hút sự quan tâm và bình luận từ cộng đồng.

Nhiều ý kiến trái chiều ví việc chiến sĩ CSGT ngã là "cú ngã thần thánh" và cho rằng đó là "ngã nghiệp vụ", ăn vạ để có cớ bắt nam thanh niên.

Về vụ việc trên, Công an TP Quy Nhơn cho rằng sau khi xảy ra vụ TNGT, hai bên tự thương lượng giải quyết nhưng không thành và xảy ra to tiếng, thách thức nhau. Công an TP Quy Nhơn cử cán bộ Công an phường Ngô Mây và tổ xử lý tai nạn thuộc Đội CSGT đến hiện trường phối hợp khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ.

Theo Công an TP Quy Nhơn, khi tổ công tác thực hiện quy trình xử lý TNGT thì Tuyển và Qua có biểu hiện say xỉn, đi vào hiện trường, dùng điện thoại quay phim, lớn tiếng với lực lượng làm nhiệm vụ, gây mất an ninh trật tự. Tổ công tác yêu cầu ra khỏi hiện trường nhưng họ không chấp hành mà có lời nói, thái độ thách thức.

Công an TP Quy Nhơn cho biết trong quá trình xô đẩy, Qua đã dùng cùi chỏ trái thúc vào ngực làm thiếu úy Linh ngã xuống đường. 

 

Vụ clip CSGT 'té ngã' khi làm việc với dân, đại biểu Quốc hội nói gì?

Theo đại biểu Bùi Văn Xuyền, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, người dân không thể thích đăng gì thì đăng lên mạng xã hội. Sắp tới, triển khai Luật An ninh mạng cần có quy định chặt chẽ việc này.

 

Vụ 'CSGT ngã ngửa': Người bị cho là thúc cùi chỏ lên tiếng

Nam thanh niên bị cho là đã có hành vi thúc cùi chỏ khiến thiếu úy Đinh Công Hoàng Linh ngã ngửa khẳng định CSGT này tự ngã.

 

Xử lý người đăng clip CSGT Quy Nhơn té ngã khi nói chuyện với dân có đúng luật?

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, người dân có quyền theo dõi và giám sát hoạt động của CSGT, kể cả được phép quay phim, ghi hình hoạt động của các tổ công tác.