Thứ bảy, 17/02/2024, 07:51 AM
  • Click để copy

Thủ tướng yêu cầu tập trung cơ cấu lại 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước

19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải chủ động, tích cực, hiệu quả trong việc đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh theo hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn... dựa trên cơ sở đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 51/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu về triển khai sản xuất, kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, năm 2024 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025, yêu cầu nhiệm vụ năm 2024 cao hơn năm 2023 trong khi dự báo tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn. 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đang nắm giữ nguồn lực lớn của đất nước, vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, cơ quan và 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quán triệt các quan điểm:

Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các kết luận, nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; nắm chắc diễn biến, tình hình thực tế để cụ thể hóa thành kế hoạch, dự án cụ thể, tổ chức thực hiện linh hoạt, hiệu quả.

Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về pháp lý tại các văn bản luật, nghị định, thông tư có liên quan về thuế, đất đai, bất động sản, nhà ở… theo tinh thần giảm tối đa thủ tục hành chính làm tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp; phân cấp, phân quyền nhiều hơn đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát.

Khắc phục tồn tại, hạn chế của năm 2023 để tập trung thúc đẩy đầu tư phát triển, trong đó đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào 3 đột phá chiến lược của đất nước (thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực); làm mới 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); bổ sung các động lực tăng trưởng mới: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cơ cấu lại 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo các kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó tập trung cơ cấu lại về quản trị gồm: Tổ chức, con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cơ cấu lại về tài chính; cơ cấu lại về ngành nghề, nguyên vật liệu đầu vào... phù hợp thị trường, xu hướng phát triển. Việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp cần dựa trên hiệu quả tổng thể.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính; chủ động, tích cực dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền; kiên định các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước, tuân thủ quy luật kinh tế thị trường. Đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Phát huy truyền thống, lịch sử thương hiệu phát triển qua nhiều năm, bản lĩnh của mỗi doanh nghiệp để tạo khí thế mới, động lực mới, kết quả mới, thắng lợi mới. Tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân, người lao động theo hướng năm sau phải cao hơn năm trước; đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các tập đoàn, tổng công ty nêu tại Hội nghị để xem xét, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động cùng với các tập đoàn, tổng công ty làm việc với các bộ, cơ quan quản lý nhà nước liên quan để sớm tìm giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp. Tổng hợp các vướng mắc, bất cập của Luật số 69/2014/QH13 (Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp), xác định rõ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung cấp bách để tháo gỡ khó khăn, giải phóng nguồn lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư phát triển, đóng góp ý kiến gửi Bộ Tài chính trong tháng 2/2024.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp bố trí nhân sự đúng, trúng căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, minh bạch; tuyệt đối không để chạy chức, chạy quyền, tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ. Tất cả phải theo quy trình, quy định; không để bất cứ ai can thiệp tiêu cực vào công tác cán bộ.

Khẩn trương trình Thường trực Chính phủ các Đề án, Dự án để báo cáo kết quả, trình Bộ Chính trị, Quốc hội (các Dự án: Thép Việt Trung VTM, mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 trong tháng 3/2024; Đề án cơ cấu lại VEC trong quý I năm 2024; Nhà máy đóng tàu Dung Quất trong quý I năm 2024; Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 giai đoạn 2021 - 2026 trong tháng 2/2024). Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung nghiên cứu các giải pháp trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy mạnh mẽ cho đầu tư phát triển của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Đối với 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển, các chỉ tiêu tài chính nhất là đóng góp ngân sách nhà nước vào tăng trưởng kinh tế năm 2024 phải cao hơn năm 2023; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tốt hơn; tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển; tạo công ăn việc làm, sinh kế cho nhân dân; đóng góp cho an sinh xã hội nhiều hơn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, mang lại cuộc sống ngày càng hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam trong năm 2024 thực hiện tốt vai trò bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế về điện, xăng dầu, khí đốt. Việc khai thác tài nguyên, khoáng sản cần theo chương trình, kế hoạch dài hạn, chứ không phải chỉ cho mục tiêu trước mắt.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải chủ động, tích cực, hiệu quả trong việc đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh theo hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn... dựa trên cơ sở đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, đề xuất của doanh nghiệp trên tinh thần tất cả vì lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; không đùn đẩy, né tránh, không phiền hà, sách nhiễu, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; đẩy mạnh xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ để trình Quốc hội Luật số 69/2014/QH13 (sửa đổi). Trường hợp dự kiến thời gian kéo dài nhiều năm do là dự án Luật khó, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất sửa đổi ngay một số điều trong Luật 69 theo trình tự thủ tục rút gọn có hiệu lực sớm nhất có thể để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giải phóng nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ trong tháng 3/2024 các Nghị định hướng dẫn Luật số 69 (đều đã quá hạn) như: Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 126/2018/NĐ-CP và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cổ phần hóa, thoái vốn, gia tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn lực khác để đầu tư các dự án quan trọng, hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

Khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (nhiệm vụ được giao tại công văn số 9453/VPCP-KTTH ngày 1/12/2023).

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước, trình Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 2/2024.

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương trình Chính phủ các văn bản quy định chi tiết thi hành các quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương đổi mới cơ chế quản lý đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng giảm đầu mối, giảm khâu trung gian nhiều hơn nữa, dễ kiểm tra, giám sát; thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện phù hợp, không giật cục, không cầu toàn, không nóng vội. Bộ Công Thương khẩn trương trình Chính phủ trong tháng 3/2024 Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; khẩn trương xây dựng giá điện khí, điện gió, điện mặt trời phù hợp cơ chế thị trường, trình Chính phú trong quý II/2024.

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng

13/11/2024 16:08

Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.

Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung

Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung

13/11/2024 16:07

Những ngày này, nông dân các xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng, Chiềng On của huyện Yên Châu phấn khởi bước vào vụ thu hoạch lê. Năm nay, quả lê tiếp tục được mùa, được giá. Cùng với các loại cây ăn quả như chuối, xoài, mận hậu, cây lê được nhiều nông dân các xã vùng cao, biên giới của huyện Yên Châu đưa vào trồng, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường biết đến và đón nhận.

Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn

Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn

13/11/2024 16:06

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những năm gần đây, diện tích trồng rau xanh của huyện Mộc Châu ngày càng được mở rộng, huyện đã hỗ trợ các HTX, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk

13/11/2024 16:06

Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc

Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc

12/11/2024 20:36

Cải tạo đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình canh tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc trồng cây ăn quả. Sau gần 3 năm triển khai, bước đầu giúp bà con nông dân sản xuất theo hướng bền vững.

Hợp tác đưa nông sản vươn xa

Hợp tác đưa nông sản vươn xa

12/11/2024 20:36

Mai Sơn hiện có 204 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã đã phát huy tốt vai trò liên doanh, liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh

Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh

12/11/2024 20:36

Trồng cây xen canh, là mô hình sản xuất được nhân dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn áp dụng trồng với cây cà phê, nhằm gia tăng giá trị đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập.

Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã

Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã

12/11/2024 20:35

Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp

Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp

12/11/2024 20:35

Những năm qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương; áp dụng những cách làm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giúp tăng thu nhập cho các thành viên, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.

Xem thêm