Thứ tư, 25/10/2017, 21:36 PM
  • Click để copy

Bạn biết được bao nhiều phần về Lễ hội Halloween? (Kỳ 2)

Lễ hội Halloween từ lâu đã trở thành một ngày đặc biệt trong văn hóa phương Tây. Sau quá trình du nhập của ngày lễ này trong kỳ 1, kỳ 2 của loạt bài sẽ đem lại cái nhìn chi tiết hơn về những phong tục cụ thể, có mặt trong lễ hội ma quỷ.

ha5
Ảnh minh họa

Tại sao Lễ hội Halloween phải có bí ngô và kẹo?

Chắc hẳn bạn cũng đã biết sơ qua về điều này qua các bộ phim hoạt hình hay những đoạn video ngắn về Lễ hội Halloween. Nhưng có thể bạn chưa biết, vì sao trong ngày lễ ma quỷ này, mọi người phải chuẩn bị sẵn kẹo và những quả bí ngô.

Bí ngô

Phần lớn đồ trang trí cho Lễ hội Halloween liên quan đến lễ truyền thống Samhain, những vật dụng cần có là: Bí ngô, cỏ khô, táo và những vật phẩm khác liên quan tới mùa thu hoạch. Về cơ bản, những sắc màu như màu cam, vàng và đen, là những màu sắc cơ bản của ngày lễ này. Chúng cũng là những gam màu khác nhau của lá cây, khi thay đổi theo nhịp sáng, chiều và tối của một ngày.

Tuy nhiên, rất nhiều các truyền thống có nguồn gốc từ văn hoá dân gian. Người Ireland từng có một truyền thuyết kể về một kẻ lừa đảo có tên là Jack, người dám lăng mạ ma quỷ dữ nhiều lần trong cuộc đời của anh ta. Khi Jack chết đi, Đức Chúa Trời đã từ chối để Jack lên thiên đàng, và ma quỷ cũng khước từ việc cho anh ta xuống địa ngục.

ha6
Bí ngô là vật không thể thiếu trong mỗi dịp Lễ hội Halloween

Theo như câu chuyện, Jack đã biến mất khỏi địa ngục chỉ với một viên than nhỏ đang rực cháy để soi sáng con đường của mình. Anh đã nhanh chóng đặt cục than cháy này vào một củ cải lớn, anh khắc những lỗ hổng trên củ cải này để nó trông giống như một chiếc đèn lồng.

Câu chuyện này chính là nguồn gốc của truyền thống chạm khắc những khuôn mặt đáng sợ lên củ quả trong Lễ hội Halloween, để xua đuổi linh hồn Jack đang đi lang thang.

Tuy nhiên, người ta không dùng củ cải trong Lễ hội Halloween, thay vào đó là bí ngô. Đây là một loại quả có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Do vậy, khi người nhập cư Ireland mang tục lệ của mình đến nơi này, họ cũng thích nghi với chỗ ở mới bằng cách dùng bí ngô.

Còn kẹo thì sao?

Như đã biết, câu nói quen thuộc của những đứa trẻ khi gõ cửa hàng xóm trong ngày lễ ma quỷ là “Cho kẹo hoặc bị ghẹo”. Tuy nhiên, kẹo vốn dĩ không phải là một phần của truyền thống Hallowmas chính gốc. Có chăng chỉ là những cuộc gặp gỡ trực tiếp với những người xa lạ. Những người nghèo thường sẽ gõ cửa nhà giàu, đặc biệt là những ngôi nhà gần nơi xảy ra án mạng, hoặc những gia đình có người mới qua đời không lâu. Những người đi gõ cửa sẽ đưa ra lời hỏi han để được cầu nguyện cho linh hồn của người chết và đổi lấy thực phẩm, đồ uống.

Theo nhà sử học Nicholas Rogers, vào thời điểm đó, học thuyết của nhà Thờ cho rằng, mọi người có thể cầu nguyện những người thân yêu đã qua đời được lên thiên đàng. Vì vậy, bất kỳ lời chào mời đặc biệt nào cũng đều được hoan nghênh. Theo Lesley Bannatyne, tác giả của nhiều bài viết về lễ hội ma quỷ, là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian:

“Vào những năm 50 ở nước Mỹ, “Cho kẹo hoặc bị ghẹo” thậm chí còn trở thành một mẹo thú vị. Mẹo này nhằm khuyến khích những đứa trẻ hãy làm điều gì đó có ý nghĩa trong ngày Halloween, thay vì đi phá quấy”.

ha7
Cho kẹo hoặc bị ghẹo.

 Tuy nhiên, về cơ bản, chẳng ai biết tới câu nói này cho tới sau năm 1940. Sau thời điểm đó, đứa trẻ nào cũng nói “Cho kẹo hoặc bị ghẹo”. Samira Kawash, tác giả của cuốn "Kẹo: Một thế kỷ hoảng loạn và sung sướng", đã viết vào năm 2009 rằng, những người tham gia vào Lễ hội Halloween thường sử dụng những thứ như hạt dưa, bánh quy và đồng xu trong bao hơn là kẹo.

Tuy nhiên, vào những năm 1950, các công ty sản xuất bánh kẹo nhanh chóng nhận ra ​​cơ hội kiếm tiền từ Lễ hội Halloween hàng năm. Quảng cáo đầu tiên của tạp chí Life Magazine trong dịp Halloween là về kẹo Bubblegum Dubble Fleer của hãng Fleer.

Việc hóa trang trong Lễ hội Halloween từ đâu mà có?

Những trang phục hóa trang này là một phần của truyền thống lâu đời trong các lễ hội rơi lộn nhào, trong đó, mặt nạ và trang phục kỳ lạ là những điểm nhấn chính.

“Hầu hết các lễ hội hiện đại đều liên quan đến những trò chơi nhập vai, đổi vai” Rogers nói. Ví dụ, lễ hội của người Roma cổ, có tên “Saturnalia” thường liên quan đến các vai vế như chủ nhân và nô lệ. Ở châu Âu thời trung cổ, một phần của lễ Giáng sinh còn có tiết mục kết nạp một "giám mục trẻ tuổi" từ dàn hợp xướng, cho phép đứa trẻ làm người lớn tuổi ở nhà Thờ trong vòng một ngày. Một truyền thống cổ đại khác, khá phổ biến ở châu Âu, là cho một người đàn ông mặc trang phục kỳ lạ, để công bố cho mọi người biết rằng mùa xuân đã tới.

Việc hóa trang trong Lễ hội Halloween hiện đại dường như đã du nhập một cách gián tiếp từ xu hướng lễ hội của châu Âu. Cũng tương tự với nguồn gốc của câu nói “Cho kẹo hoặc bị ghẹo”, việc hóa trang đã trở nên thịnh hành ở Mỹ từ những năm 1950.

Nhóm quái vật (Ma cà rồng, hồn ma, và nhiều thứ khác nữa)

Cả lễ Samhain và Đêm Thiêng Hallow đều nhấn mạnh vào các lực lượng siêu nhiên, cho dù là nàng tiên hay những linh hồn người chết đi chăng nữa. Theo thời gian, số lượng “nhân vật” để nhập vai càng nhiều, sau đây là một vài trong số chúng:

Ma cà rồng: Bram Stoker là người đã tạo ra nguyên mẫu lâu dài với chúa tể ma cà rồng hút máu với cuốn tiểu thuyết "Dracula" năm 1897 của ông. Kiệt tác Gothic này đã làm sáng tỏ thần thoại ma cà rồng ngày nay. Đây trở thành một xu hướng hóa trang được nhiều người lựa chọn.

Hồn ma: Sự trở lại của linh hồn người chết là một phần vô cùng quan trọng trong văn hóa dân gian toàn thế giới, cho dù là phương Tây hay phương Đông. Một số người theo đạo Phật và Đạo giáo ở Trung Quốc cũng như Đông Nam Á tổ chức lễ hội ma quỷ. Ở Ai Cập cổ đại có câu chuyện về linh hồn của một xác ướp luôn kêu than rằng ông đang cô đơn trong bóng tối. Ở Venezuela, du khách vào ban đêm có thể gặp một con ma cao kều đáng sợ đang vác theo một túi xương.

Người sói: Ý tưởng về một người có thể biến thành sói đã “phát minh” ra ít nhất là Hy Lạp cổ đại, khi người ta tin rằng tai họa ập đến là do ăn thịt người chung với thịt sói. Vào Lễ hội Halloween, câu chuyện biến hình này thường liên quan đến việc cắn của một người sói khác.

Xác sống: Xác sống có nguồn gốc từ văn hoá dân gian Haiti. Theo thần thoại, các phù thủy sẽ gây độc cho một người nào đó. Sau đám tang, phù thủy sẽ lấy xác từ mộ và xác này sẽ sống lại nhưng hề có ý chí. Văn hóa xác sống đã di chuyển đến nền văn hóa pop của Mỹ vào năm 1968, khi George Romero phát hành "Night of the Living Dead".

Một số nhân vật “huyền thoại” khác của Lễ hội Halloween là quái vật Frankenstein, xác ướp Ai Cập, phù thủy vv… Ngày nay, các nhân vật trong ngày này mà người ta thường hóa trang đã nhiều hơn muôn phần, bao gồm cả các siêu nhân, siêu anh hùng, các vị thần của phim Hollywood.

Những Lễ hội Halloween lớn nhất thường được tổ chức ở đâu?

Ha8
Tại Lễ hội Halloween tại Rio de Janeiro, Braxin, mọi người đang khiêu vũ, kỷ niệm Ngày của người Chết, Mexico.

Lễ hội Halloween được tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, nó thường được tổ chức một cách sôi động và náo nhiệt nhất ở  Mỹ, Canada, Ireland và Vương quốc Anh. Tại Mexico, Halloween cũng đóng một vai trò quan trọng. Và với họ, đây được xem là “Ngày của người chết”. Chính vì thế, Lễ hội Halloween cũng đồng thời là một kỳ nghỉ dành tôn vinh và tưởng niệm người quá cố.

 

Bạn biết được bao nhiêu về Lễ hội Halloween? (Kỳ 1)

Những bộ xương, ma cà rồng hay những bóng ma là những điều người ta thường nhắc tới trong Lễ hội Halloween. Tuy nhiên, ngày lễ này có nguồn gốc sâu xa rất nhiều. Sau đây là tất cả những gì bạn cần biết về Lễ hội ma quỷ này.