Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Ngày 28/11, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức "Hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025 và phổ biến Nghị định số 147/2024/NĐ-CP" với sự tham gia của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các tổ chức, doanh nghiệp và đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí.
Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của lĩnh vực thông tin điện tử trong năm 2024, định hướng nhiệm vụ năm 2025 và phổ biến Nghị định số 147/2024/NĐ-CP ngày 09/11/2024 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị, ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết: "Trong những năm gần đây, không gian mạng đã trở thành không gian sống quan trọng của nhiều người dân, giúp cho việc chia sẻ và tiếp cận thông tin ngày càng thuận tiện và dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, tăng tính dân chủ, minh bạch và công khai trong xã hội. Các loại hình dịch vụ nội dung trên mạng nói riêng và lĩnh vực thông tin điện tử nói chung phát triển ngày càng đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi về thông tin, giải trí, mua sắm của người sử dụng nhằm nâng cao chất lượng sống trong đời sống xã hội hiện đại".
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, trong 1 năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy, lĩnh vực thông tin điện tử đã có những đóng góp tích cực cho ngành thông tin và truyền thông nói riêng và cho đời sống xã hội nói chung.
Cụ thể, mạng xã hội trong nước đã dần thu hút được đông người sử dụng Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế, sức ảnh hưởng, tác động của thông tin trên các mạng xã hội trong nước vẫn còn hạn chế so với các nền tảng xuyên biên giới do các quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới dẫn đến các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam như tin giả, tin lừa đảo chủ yếu xuất hiện trên các nền tảng xuyên biên giới.
Các nền tảng xuyên biên giới trong năm qua đã có bước tiến tích cực trong việc hợp tác với cơ quan quản lý để xử lý các nội dung vi phạm và đẩy mạnh hoạt động truyền thông để người dân nhận biết và cảnh giác với tin giả, tin lừa đảo. Tuy nhiên, vì hàng ngày, hàng giờ, người dùng khắp nơi trên thế giới vẫn xả "rác" lên mạng, do vậy, các nền tảng xuyên biên giới không thể chỉ xử lý các yêu cầu từ cơ quan quản lý mà cần chủ động sử dụng thuật toán để rà quét, phát hiện các vi phạm tương tự. Có như vậy, việc xử lý mới hiệu quả, căn cơ và đây cũng là trách nhiệm của nền tảng đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam như Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP...
Về công tác xử lý tin giả, tin sai sự thật, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, hiện nay, Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc của Bộ Thông tin và Truyền thông đã kết nối với các Trung tâm xử lý tin giả, tin xấu độc tại địa phương để hình thành mạng lưới xử lý tin giả quốc gia (20 tỉnh, thành phố đã có Trung tâm theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông). Nhờ vậy, hiện nay, các địa phương đã chủ động xác minh và xử lý ngay được vi phạm tại địa bàn, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương đối với vụ việc có liên quan đến nhiều địa phương.
Trong những năm qua, tình trạng "báo hóa" trang tin và mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương nhận diệp, tập trung chấn chỉnh kịp thời với việc triển khai hàng loạt các giải pháp: thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí xem xét đình chỉ hoạt động. Nhờ đó, tình trạng "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, có lúc, có nơi vẫn còn một số vi phạm mà báo chí, cử tri đã phản ánh.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, hoạt động quản lý quảng cáo xuyên biên giới đã đi vào nề nếp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lớn đều ý thức, nhận thức phải tuân thủ quy định về quảng cáo, việc bổ sung quy định vào dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi bổ sung sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc triển khai hiệu quả việc quản lý quảng cáo trên mạng nói chung và quảng cáo xuyên biên giới nói riêng.
Về lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng, trong năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng với các doanh nghiệp sản xuất và phát hành trò chơi điện tử triển khai được nhiều hoạt động quan trọng có tính chất định hướng phát triển ngành: tổ chức được lần thứ 2 Ngày hội Gameverse 2024, mang tầm vóc quốc tế với sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nền tảng xuyên biên giới lớn cùng tham gia với chuỗi nhiều hoạt động, sự kiện, hội thảo, cuộc thi hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác kêu gọi đầu tư nước ngoài; xây dựng Chiến lược quản lý và phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã sát cánh với cơ quan quản lý cùng nhau thúc đẩy ngành game Việt Nam phát triển vươn tầm thế giới.
Tuy nhiên, tình trạng game lậu, game cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường game trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng. Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, trong năm 2025, các cơ quan quản lý có liên quan, các doanh nghiệp game trong nước cần phối hợp để rà quét, phát hiện và triệt để xử lý tình trạng game lậu, game bất hợp pháp.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận sự nỗ lực và đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thông tin điện tử trong năm vừa qua.
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP ngày 09/11/2024 thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam như quy định về bắt buộc các xã hội phải thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân và chỉ các tài khoản đã được xác thực mới được cung cấp thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng người dùng ẩn danh để lừa đảo, tung tin giả và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định không cho trẻ em dưới 16 tuổi lập tài khoản mạng xã hội.
Ngoài ra, Nghị định 147 còn tập trung triển khai xử lý vấn đề báo hóa trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền thực hiện các thủ hành chính về cấp phép game từ Bộ xuống các đơn vị thực thi, từ Trung ương xuống địa phương; bổ sung quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động quản lý thông tin trên mạng theo nguyên tắc "các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia quản lý ngành, lĩnh vực trên mạng như trong đời thực"… và nhiều quy định khác nhằm tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực thông tin điện tử.
Thông qua hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn lắng nghe những chia sẻ cởi mở, thẳng thắn của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin điện tử về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dịch vụ, đồng thời phổ biến những quy định mới tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP để việc thực thi Nghị định được hiệu quả, sớm đi vào thực tiễn cuộc sống.
Cùng chủ đề
Công an Hà Nội bắt tạm giam bị can Nguyễn Lân Thắng
Hợp tác xử lý và công bố tin giả trên không gian mạng
Hà Nội bồi thường tái định cư cho hơn 14.600 hộ dân khi xây dựng đường Vành đai 4
Số F0 tăng, TP HCM chỉ đạo khẩn liên quan đến kit test nhanh
Bộ TTTT yêu cầu xử lý phát ngôn nhục mạ trong livestream Nguyễn Phương Hằng
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
28/11/2024, 14:41Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
28/11/2024, 14:38Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
27/11/2024, 11:31Tập trung phát triển chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
27/11/2024, 11:28Quảng Ngãi: Phát hiện 3 bồn kim loại bị sóng đánh trôi dạt vào bờ
26/11/2024, 14:36Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó với mưa lũ tại khu vực Trung Bộ
Khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Hà Tĩnh: Thành lập tổ công tác kiểm tra dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn
UBND TP.Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 2747/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác kiểm tra, đánh giá các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
Theo Bộ Tài chính, một số quốc gia trên thế giới đã sử dụng các công cụ thuế để tăng chi phí cho hành vi đầu cơ bất động sản và giảm sức hấp dẫn của việc này.
Cảnh báo sạt lở, lũ quét ở 6 tỉnh miền Trung
Khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cảnh báo sạt lở, lũ quét do mưa lũ.
Hải Dương: Phê duyệt phương án xây dựng cầu vượt sông Thái Bình theo kiến trúc “Cánh cò”
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.
Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá 16.000 tỷ sắp vận hành thử
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử vào đầu tháng 12/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông chết tại Hà Nội.
Doanh nghiệp vừa bị cưỡng chế thuế đã trúng thầu xây dựng, Ban dân dụng và công nghiệp Long An nói gì?
Công ty TNHH Phát triển giao thông Minh Cường vừa bị cơ quan thuế ra quyết định cưỡng chế vì nợ thuế, thì ít ngày sau, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Long An vẫn phê duyệt cho doanh nghiệp này trúng gói thầu xây dựng gần 21 tỷ đồng.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp nhằm ngăn chặn sạt lở mái đê.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn
Tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững.