Thứ hai, 22/04/2019, 11:30 AM
  • Click để copy

TS. Khải: 'Thi trắc nghiệm là tiếp tay cho gian lận'

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng, hình thức thi trắc nghiệm cùng với việc thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia để xét tuyển vào Đại học là tiếp tay cho gian lận thi cử. Việc thi này khiến nguy cơ học vẹt cao hơn, những học sinh không có năng lực dễ đỗ đạt.

TS Nguyễn Văn Khải: 'Thi trắc nghiệm tiếp tay cho gian lận'
Thầy giáo Nguyễn Văn Khải cho rằng việc thi trắc nghiệm sẽ khiến việc gian lận được dễ dàng, cùng với nguy cơ may mắn sẽ khiến những học sinh không có năng lực cũng có thể đỗ đạt. (Ảnh minh họa).

Thi trắc nghiệm như chơi xổ số

Những ngày qua, thông tin con cháu các cán bộ Hòa Bình, Sơn La được nâng điểm trong vụ gian lận thi cử xảy ra tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đang được dư luận quan tâm.

Trong khi đa số quan tâm đến việc công khai danh tính thí sinh, phụ huynh "gian lận" để xử lý trách nhiệm đến cùng thì một vấn đề khác cũng quan trọng không kém đó là nguyên nhân, gốc rễ của gian lận.

Là thầy giáo vật lý kỳ cựu - TS. Nguyễn Văn Khải đã gửi lo lắng và bày tỏ những bất cập về hình thức thi này với chúng tôi.

Theo ông Khải, qua việc giao lưu tiếp xúc với nhiều sinh viên khối A tại những trường đại học thuộc hàng top hiện nay, bản thân ông thấy rằng có nhiều sinh viên những kiến thức cơ bản về vật lý phổ thông cũng kém. 

"Tôi không hiểu sao như vậy mà họ có thể đỗ được những trường đại học danh tiếng thế?", TS Khải đặt vấn đề.

Lật mở lại vấn đề thi tuyển vào đại học, TS. Khải nói rằng chính hình thức thi trắc nghiệm đại trà như hiện nay là một yếu tố để những học sinh kém cỏi, không có năng lực vẫn có cơ hội đỗ đạt. Cùng với đó, hình thức thi trắc nghiệm cũng làm học sinh, sinh viên học vẹt nhiều hơn, gian lận dễ dàng hơn.

"Thi trắc nghiệm tạo cho người ta cảm giác như chơi Xổ số. Người không biết, điền bừa họ cũng có sắc xuất đúng đến 25% (mỗi câu có 4 đáp án - PV). Hơn nữa, nếu thi trắc nghiệm thì gian lận dễ hơn là thi tự luận, tự tay để viết. Việc sửa chữa đáp án, việc quay cóp mách bảo nhau được dễ hơn...

Nếu họ muốn gian lận chỉ cần thí sinh đi thi không điền về họ điền vài phút là xong, nhưng tự luận còn mất hàng giờ, còn soi chữ viết. Hoặc họ có thể ra dấu cho nhau, thí sinh này mách bảo thí sinh kia... ", TS. Khải bày tỏ.

be-boi-gian-lan-thi-cu-tai-sao-thi-sinh-khong-nang-luc-van-theo-hoc-hang-thang-troi-o-truong-top
Thầy giáo vật lý kỳ cựu - TS. Nguyễn Văn Khải.

Ông Khải cho rằng, việc thi tự luận sẽ phân loại được năng lực thật của những thí sinh bởi để làm được bài tự luận tốt thi sinh đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu.Cần tách bạch thi ĐH và thi tốt nghiệp THPTNgoài ra, ông Khải cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT không nên áp dụng hình thức thi THPT Quốc gia để áp dụng xét đại học hoặc thi gộp đại học và tốt nghiệp THPT."Ngày trước thi tốt nghiệp THPT ở địa phương tỷ lệ tốt nghiệp vốn đã cao, khó mà tin tưởng nay dùng kết quả ấy để xét đại học thì càng bất cập. Nếu cứ để như những năm trước thì tôi e rằng tiêu cực vẫn sẽ xảy ra sớm hoặc muộn không thể hết được", ông Khải nhấn mạnh.Từ những lý do ấy, ông Khải cho rằng Bộ GD&ĐT cần thay đổi bỏ bớt hình thức thi trắc nghiệm và trả lại việc thi đại học như cũ. Tức là giao lại cho các trường để tình trạng gian lận, Thủ khoa "dởm" không còn xảy ra.Bên cạnh vấn đề trên, TS. Khải cũng đề cập việc nâng điểm tổng kết cuối cấp, "làm đẹp" học bạ cho học sinh lớp 12 ngay trong trường phổ thông để được cộng điểm tốt nghiệp."Nếu với hình thức xét tốt nghiệp, xét đại học thì học bạ của các em còn được "gian lận", còn rất nhiều học sinh dốt đỗ Thủ khoa. Bởi trường nào, địa phương nào, thầy cô nào cũng muốn trò của mình giỏi cả, đỗ đạt cao... đó là căn bệnh thành tích đã ăn sâu vào máu", ông Khải chia sẻ đồng thời đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường, các thầy cô làm nghiêm túc.

Thi THPT quốc gia năm 2019: Không còn 2 trong 1?

Theo báo Tiền Phong: Tại phiên giải trình việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia trong cuộc họp do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tháng 9/2018, Bộ trưởng GD&ÐT Phùng Xuân Nhạ cho biết vẫn duy trì kỳ thi THPT Quốc gia nhưng không phục vụ mục đích “hai trong một” mà chỉ phục vụ mục đích tốt nghiệp phổ thông.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ đã có nghiên cứu thực tiễn và tham khảo các nước. Hiện nay thi THPT quốc gia vẫn rất nhiều nước thực hiện. Thi không phải chỉ để công nhận tốt nghiệp mà qua kỳ thi đó để kiểm tra nội dung, phương pháp, chất lượng dạy học ở phổ thông ra sao, có cần điều chỉnh không.

Lý giải tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao, Bộ trưởng Nhạ cho biết có nhiều nguyên nhân. Trong đó có lý do là vẫn dùng điểm thi kết hợp với điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT. “Vừa qua, điểm học bạ gần như “phao cứu sinh” để nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp. Tuy nhiên, từng bước, Bộ sẽ phải tiến tới giảm tỷ lệ điểm học bạ để làm sao ý nghĩa của kỳ thi phải thực sự trở về đúng bản chất, thực chất”, tờ báo dẫn lời Bộ trưởng Nhạ nói.

Nhấn mạnh việc “kỳ thi từ năm tới đây sẽ không phải để phục vụ cho hai mục đích đồng thời mà phục vụ cho tốt nghiệp THPT” ông Nhạ lưu ý: “Đề thi sẽ không phải ra đề phục vụ mục đích “2 trong 1” mà phục vụ để đánh giá học sinh THPT, nhưng phải làm thật nghiêm túc để căn cứ vào đó các trường ĐH, CĐ sử dụng hoặc sử dụng các phương thức khác tuyển sinh”. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định cần phải tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhưng cần phải cải tiến làm sao tốt, sát với mục tiêu đã đề ra.

 

25 thí sinh ở Sơn La bị trường công an trả về là những ai?

Trong số 25 thí sinh tỉnh Sơn La vừa bị các trường công an trả về địa phương, có 12 trường hợp là chiến sĩ nghĩa vụ và 13 trường hợp là học sinh phổ thông. Trong đó, có thí sinh được nâng 'khủng' tới 26,55 điểm.

 

Nắng tháng Tư trên đồng muối Sa Huỳnh

Mới tang tảng sáng, trên đồng muối Sa Huỳnh đã í ới tiếng gọi nhau, tiếng cười đùa của diêm dân cho một vụ mới bội thu.

 

Giáo viên tố cáo việc nâng điểm hàng loạt môn cho học sinh lớp 12 ở TP.HCM

Một nhóm giáo viên Trường THPT Nguyễn Công Trứ, quận Gò Vấp, TP.HCM tố cáo việc sửa điểm và nâng điểm hàng loạt môn cho học sinh lớp 12 của trường này.