Thứ năm, 18/01/2024, 09:29 AM
  • Click để copy

Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt

Lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ Thượng tiêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Cây nêu được dựng lên cũng là lời báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu.

Trong quan niệm từ xa xưa, cây nêu là biểu tượng thiêng liêng mỗi dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh: Internet)

Trong quan niệm từ xa xưa, cây nêu là biểu tượng thiêng liêng mỗi dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh: Internet)

Cứ mỗi dịp Tết đến, hình ảnh cây nêu trở thành một hình ảnh rất đẹp vào những ngày đầu năm của dân tộc Việt Nam. Các gia đình nhất là những gia đình ở vùng nông thôn đều dựng cây nêu trước nhà, phía trên cây có treo một số vật dụng biểu tượng đặc trưng của từng địa phương. Cây nêu trong quan niệm của người xưa là một biểu tượng thiêng liêng vào dịp Tết Nguyên đán. Trong ngày lễ cổ truyền của dân tộc, cây nêu mang nhiều ý nghĩa, vừa là điểm tựa tinh thần vừa là nơi gửi gắm mong ước một năm mới thịnh vượng của người dân.

Mỗi cây nêu sẽ được treo nhiều vật trang trí dựa theo đặc trưng của từng địa phương. (Ảnh: Internet)

Mỗi cây nêu sẽ được treo nhiều vật trang trí dựa theo đặc trưng của từng địa phương. (Ảnh: Internet)

Cây nêu làm từ những cây tre cao được giữ nguyên phần lá ở ngọn, dưới gốc sẽ rắc vôi bột trắng hình cánh cung hướng ra bên ngoài nhà. Ở mỗi vùng miền khác nhau, miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay dân tộc thiểu số sẽ có cách trang trí cây nêu khác nhau. Mỗi một vật trang trí lên cây nêu đều mang một ý nghĩa nhất định, nếu không phải bảo vệ bình an thì cũng là cầu may mắn, sung túc. Chẳng hạn như cái khánh biểu tượng cho những điều tốt lành, lông gà biểu tượng cho bình an, lá dứa để trừ tà hay tiền vàng mã cầu tài lộc.

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, sau khi cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Dân gian quan niệm rằng, khi những vị thần bảo hộ gia đình đi vắng thì cây nêu được dựng lên để xua đuổi ma quỷ, trừ tà dữ, bảo vệ bình an cho gia đình. Đối với một số bà con đồng bào dân tộc thì có khác, người Mường dựng cây nêu vào ngày 27 hoặc 28 tháng Chạp, người Mông dựng vào ngày 25 hoặc 27 tháng Chạp. Ở các vùng dân tộc này, cây nêu thường gắn liền với một số lễ hội truyền thống của bản làng. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng, cây nêu sẽ được hạ xuống, đó được gọi là ngày Khai hạ.

Cây nêu còn được gọi là cây Thiên - Địa - Nhân, kết nối Đất - Trời và nguyện ước của con người. (Ảnh: Internet)

Cây nêu còn được gọi là cây Thiên - Địa - Nhân, kết nối Đất - Trời và nguyện ước của con người. (Ảnh: Internet)

Mỗi phong tục xưa trong Tết cổ truyền đều mang những ý nghĩa đẹp, xua rủi lấy may. Cũng như tiếng pháo đêm Giao thừa, cây nêu là biểu tượng cho những điềm xui trong năm cũ được xoá bỏ và mong ước những điều lành đến nhiều hơn trong năm mới. Cây nêu còn được gọi là cây Thiên - Địa - Nhân, kết nối Đất - Trời và nguyện ước của con người. Trên mỗi ngọn nêu được treo các linh vật hoặc vật phẩm khác nhau để thể hiện nguyện ước của con người có thể chạm tới Thần linh.

Những năm gần đây, phong tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần bị mai một, thay vào đó người dân thường chơi hoa, cây cảnh hoặc sắm các loại cây như đào, mai, quất… để bày biện trong nhà với mong muốn một năm mới phát tài phát lộc, sum xuê, đủ đầy. Tuy nhiên, tại một số vùng thôn quê hoặc vùng dân tộc thiểu số, việc dựng cây nêu ngày tết vẫn diễn ra nhưng ý nghĩa nguyên bản để trấn quỷ trừ ma hầu như không còn nữa. Cây nêu được trồng chủ yếu mang ý nghĩa tượng trưng, cầu chúc những điều tốt đẹp trong năm mới. Và đây cũng là một hoài niệm đẹp về phong tục xưa trong Tết cổ truyền của người Việt ta.

Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm

Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm

03/03/2024 14:29

Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.

Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?

Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?

19/02/2024 17:13

Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.

Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết

Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết

18/02/2024 11:04

Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024

17/02/2024 07:51

Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'

Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'

23/01/2024 09:04

“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.

Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt

Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt

18/01/2024 09:29

Lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ Thượng tiêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Cây nêu được dựng lên cũng là lời báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu.

Phim Tết 2024: Đa dạng sắc màu

Phim Tết 2024: Đa dạng sắc màu

17/01/2024 10:10

Xem phim giải trí từ lâu đã trở thành thói quen của nhiều người mỗi dịp Tết đến xuân về. Nắm bắt tâm lý đó, các nhà làm phim Việt đang rục rịch giới thiệu đến khán giả những tác phẩm với nhiều thể loại đa dạng sẽ được ra rạp vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Phim hài Thị Hến kén chồng 2 – Trị bệnh háu sắc của quan thầy

Phim hài Thị Hến kén chồng 2 – Trị bệnh háu sắc của quan thầy

11/01/2024 14:05

Tiếp nối thành công phim “Thị Hến kén chồng” năm 2018, hài xuân 2024 năm nay, Thiên Bình Audio sẽ cho ra mắt “Thị Hến kén chồng 2”, dự kiến được công chiếu trên kênh Youtobe: Thiên Bình Official ngày 29/1/2024.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hợp tác với Vương quốc Anh về du lịch thám hiểm hang động

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hợp tác với Vương quốc Anh về du lịch thám hiểm hang động

11/01/2024 12:06

Mới đây, tại thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức buổi làm việc và ký kết biên bản hợp tác về nghiên cứu đa dạng sinh học, du lịch thám hiểm hang động với Vườn quốc gia Yorkshire Dales (Vương quốc Anh).

Xem thêm