Vì sao OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu?
OPEC và các đồng minh, bao gồm cả Nga, sẽ họp mặt tại Vienna vào ngày 4/6 để quyết định chính sách sản lượng của họ.
Vào ngày 2/4, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) bất ngờ đẩy mạnh việc cắt giảm hạn ngạch sản lượng dầu thô. Như vậy, tổng sản lượng cắt giảm là 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương 3,7% nhu cầu toàn cầu. Quyết định này được đưa ra sau khi một số thành viên cam kết sẽ đơn phương cắt giảm.
Thông báo bất ngờ này đã giúp nâng giá dầu lên trên mức 87 USD/thùng (+9 USD/thùng) trong những ngày sau đó. Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, giá dầu Brent đã mất đi mức tăng đó.
Dưới đây là những lý do chính khiến OPEC+ cắt giảm sản lượng:
Mối quan tâm về tình trạng nhu cầu toàn cầu suy giảm
Ả Rập Xê-út cho biết, quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện với mức 1,66 triệu thùng/ngày - kèm theo đó là mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày vẫn đang còn hiệu lực, là một biện pháp phòng ngừa nhằm cải thiện sự ổn định của thị trường.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, cuộc khủng hoảng ngân hàng ở phương Tây là một trong những lý do đứng đằng sau quyết định cắt giảm. Một lý do khác là sự xuất hiện của yếu tố “can thiệp vào động lực thị trường” - một cách diễn đạt của ông để miêu tả chính sách áp trần giá dầu Nga của phương Tây.
Trong những tháng gần đây, những lo ngại về một cuộc khủng hoảng ngân hàng mới đã khiến nhiều nhà đầu tư bán tháo những tài sản mang tính rủi ro cao, như hàng hóa có liên quan đến giá dầu. Trên thực tế, giá dầu Brent giảm xuống chỉ còn gần 75 USD/thùng từ mức đỉnh 139 USD/thùng của tháng 3/2022.
Một cuộc suy thoái toàn cầu có thể kéo giá dầu xuống thấp hơn.
Giá dầu cũng chịu áp lực từ những lo ngại về tình hình đàm phán về trần nợ của Mỹ. Họ cũng lo ngại về khả năng vỡ nợ của quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil cho hay: “Trạng thái vỡ nợ sẽ gây ra nhiều hậu quả thảm khốc về kinh tế trong nước cũng như trên toàn cầu, gây tác động xấu đến nhu cầu dầu mỏ”.
Trừng phạt nhà đầu tư
Quyết định cắt giảm cũng là để trừng phạt những người bán khống dầu hoặc những người đặt cược vào việc giá dầu sẽ giảm.
Vào năm 2020, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman - Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, đã cảnh báo các nhà giao dịch rằng họ không nên đặt cược quá nhiều vào thị trường dầu mỏ. Ông cho biết sẽ cố gắng làm cho thị trường tăng vọt, với lời hứa hẹn gây ra hậu quả “cực kỳ đau đớn” cho những ai đánh cược vào giá dầu.
Ông đã lặp lại lời cảnh báo vào tuần trước, yêu cầu phía nhà đầu cơ “cẩn thận”. Nhiều nhà đầu tư và nhà quan sát thị trường xem đây là tín hiệu cho thấy OPEC+ có thể sẽ xem xét cắt giảm sản lượng hơn nữa.
Người bán khống là những người có mưu cầu kiếm lợi nhuận trong bối cảnh giá giảm. Chẳng hạn, họ bán tài sản vay mượn với hy vọng sẽ mua lại được với giá rẻ hơn. Nếu quyết định cắt giảm sản lượng bất ngờ của OPEC+ làm cho dầu tăng giá, họ sẽ bị thua lỗ.
Vào tuần trước, các nhà phân tích tại ngân hàng Standard Chartered cho biết trong một báo cáo: Tính đến đầu tháng 5, tình hình đầu cơ dầu thô trong ngắn hạn tiếp tục “não nề” như vào thời điểm đại dịch COVID-19 diễn ra vào năm 2020 - khi cả nhu cầu lẫn giá dầu đều sụt giảm.
Dữ liệu gần đây hơn cho thấy, các nhà quản lý tài chính đã nâng vị thế mua ròng của họ đối với dầu Brent thêm hơn 30.000 hợp đồng. Theo ông Ole Hansen - trưởng bộ phận Chiến lược Tài sản của Saxo Bank, đây là mức tăng lớn nhất trong gần 2 tháng.
Ngược lại, hợp đồng mua ròng dầu WTI lại giảm đi 17.000, xuống còn 143.000 hợp đồng.
Căng thẳng với Washington
Bất kỳ hành động cắt giảm bổ sung nào từ OPEC+ cũng có thể gây ra căng thẳng cho những quốc gia tiêu thụ hàng đầu, vì họ đang cố gắng chống lạm phát bằng cách nâng lãi suất vay.
Vào tháng trước, Washington nói OPEC+ “không nên” có hành động này.
Phương Tây đã nhiều lần chỉ trích OPEC vì đã thao túng giá cả và đứng về phía Nga trong bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine.
Mỹ đang xem xét thông qua dự luật - được gọi là NOPEC, về việc cho phép tịch thu tài sản của OPEC trên lãnh thổ Mỹ nếu có minh chứng thông đồng trong kinh doanh.
OPEC+ đã chỉ trích Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) - cơ quan theo dõi tình hình năng lượng của phương Tây với Mỹ là nhà tài trợ tài chính lớn nhất, vì đã giải phóng kho dự trữ dầu vào năm 2022 nhằm làm hạ giá xăng dầu trong bối cảnh lo ngại về khả năng nguồn cung của Nga sẽ bị gián đoạn vì ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt.
Trên thực tế, những dự đoán của IEA về giá đã không trở thành hiện thực, khiến OPEC+ cho rằng IEA có động cơ chính trị và thiết lập kế hoạch để giúp Tổng thống Mỹ Joe Biden tranh cử.
Mỹ đã giải phóng hầu hết tồn kho dự trữ và cho biết sẽ mua lại một phần dầu vào năm 2023. Nhưng sau đó, họ đã bỏ dự tính này.
Các nhà quan sát của OPEC cũng nói rằng, tổ chức này cần giá dầu tăng cao hơn, vì hoạt động in tiền của phương Tây trong những năm gần đây đã làm giảm giá trị của đồng USD. Điều đó có nghĩa là, OPEC cần bảo vệ doanh thu khỏi chính sản phẩm xuất khẩu của họ, vốn được giao dịch bằng USD.
CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
18/12/2024, 11:43Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
09/12/2024, 07:00Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
04/12/2024, 06:15Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
22/11/2024, 06:15Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
20/11/2024, 06:27CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch gấp 5 lần hiện tại, để đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
Ngày 14/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết công suất xuất khẩu LNG ở Bắc Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới lên 24,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) so với mức của năm 2023.
Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu (30/8), ghi nhận mức giảm trong 2 tháng liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu về dầu sẽ giảm bất chấp nguồn cung gián đoạn từ Libya.
Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.