Việt Nam nền kinh tế được dự báo tăng trưởng cao nhất châu Á – Thái Bình Dương
Kinh tế Việt Nam vẫn được Công ty xếp hạng tín nhiệm Moody's Analytics đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng. Việt Nam cũng là nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương duy nhất được nâng đáng kể dự báo tăng trưởng GDP.
Tăng trưởng 8,5% năm 2022
Theo dự báo tăng trưởng mới công bố của Moody Analytics, Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nâng dự báo tăng trưởng GDP. Moody cho rằng kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đến 8,5% - cao nhất so với các nước có cùng xếp hạng tín nhiệm.
Trong báo cáo công bố ngày 15/8/2022, chuyên gia kinh tế của Moody nhấn mạnh: “Việc kinh tế mở cửa chậm ở thời gian đầu năm giờ đây đã chuyển sang quá trình thương mại và công nghiệp phát triển nhanh nhờ vào dòng vốn FDI mạnh. Những yếu tố bất ổn tại Trung Quốc hiện đang khiến cho tiền đầu tư tìm đến Việt Nam cũng như nhiều nước Đông Nam Á nhiều hơn”.

Dù rằng dựa theo số liệu của tháng 7/2022, Moody cho rằng xuất khẩu của Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan giảm tốc tăng trưởng, Moody tin rằng nhu cầu sẽ sớm bình ổn bởi thị trường lao động Mỹ hiện vẫn đang tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia Moody lo ngại sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc và khả năng kinh tế Anh và châu Âu suy thoái vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau đang tạo ra nhiều rủi ro suy giảm với xuất khẩu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Moody’s Analytics cho rằng xu thế thương mại suy yếu và lạm phát dai dẳng sẽ vẫn ám ảnh tăng trưởng kinh tế khu vực trong nửa sau năm 2022 dù rằng xu thế kinh tế phục hồi và tăng trưởng sẽ vẫn có thể duy trì được tại khu vực này trong suốt năm.
Nhận định của Moody cho hay triển vọng của kinh tế Trung Quốc và Hồng Kông đang xấu đi nhiều nhất.
Tăng trưởng thực của GDP Trung Quốc năm 2022 ước tính chỉ đạt 3,4%, giảm đáng kể so với mức 4,3% theo dự báo bởi thiếu đi ảnh hưởng từ sự tăng trưởng của thị trường bất động sản hay chi tiêu tiêu dùng, GDP quý 2/2022 đã đi xuống.
Trong khi đó, tăng trưởng GDP Hồng Kông năm 2022 nhiều khả năng rơi xuống mức âm sau khi GDP giảm trong quý 4/2021 và quý 1/2022, kết quả trực tiếp từ các biện pháp hạn chế đi lại để ngăn dịch COVID-19 và việc người Trung Quốc hạn chế sang Hồng Kông.
Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: “Bất ổn lớn nhất trong khu vực chính là lạm phát. Khi mà giá dầu toàn cầu và giá hàng hóa ở sau khoảng thời gian ở mức cao thì giờ đang dần hạ nhiệt, tuy nhiên xu thế này chưa được phản ánh rõ nét vào chỉ số giá tiêu dùng khắp khu vực”.
Cũng theo Moody, khu vực Nam và Đông Nam Á đương đầu với rủi ro lạm phát tăng vọt, nhu cầu tại khu vực với hàng hóa, dịch vụ và nhà ở có thể sẽ suy giảm. Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan đương đầu với rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều hơn do những vấn đề tại trung Quốc. Ngoài ra việc giá hàng hóa giảm nhanh hơn kỳ vọng sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế các nước Australia, Indonesia và Malaysia.
Điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư
Còn trang thương mại tài chính toàn cầu (Trade Finance Global) của Anh mới đây cũng đã nêu ra 4 lý do giúp Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư hơn các nước ASEAN-4 (gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines) là: Chi phí lao động thấp hơn, tích hợp chuỗi cung ứng đơn giản hơn, tiếp cận thương mại tự do tốt hơn và sự ổn định chính trị.
Ông Raymon Mallon - Chuyên gia kinh tế Australia đánh giá: "Kinh tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là ở lĩnh vực sản xuất, rồi cả trong các ngành dịch vụ chủ chốt và nông nghiệp - một sự tăng trưởng trên diện rộng ở nhiều ngành. Điều đó rất là ấn tượng. Thứ hai, nữa là niềm tin của các nhà đầu tư tăng rất rõ ràng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ, giải ngân tăng hơn 10% trong 12 tháng qua".
Nhận định của chuyên trang kinh tế Bloomberg: "Duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn giữ lạm phát ở mức ổn định. Lạm phát thấp hơn 4% so với mục tiêu đặt ra nhờ những nỗ lực cắt giảm thuế nhiên liệu, giảm bớt áp lực giá cả". Trang báo cũng nhận định nhờ nỗ lực này Việt Nam có thể duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo vừa công bố tuần qua của tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch cũng nhận định, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh, tiền đồng của Việt Nam mất giá rất ít, chỉ 2% trong 6 tháng qua và là đồng tiền hoạt động hiệu quả thứ 2 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Alain Cany - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho hay: "Chính phủ Việt Nam đã đưa ra chính sách đúng đắn. Đó là lý do chính mà lạm phát được kiểm soát ổn định. Với tình hình hiện tại, Việt Nam có thể giữ được mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước đặt ra là 4% hoặc dưới 4%. Một lần nữa, tôi đánh giá tích cực rằng Chính phủ Việt Nam có quan điểm và chính sách phù hợp để duy trì lạm phát trong tầm kiểm soát, nền kinh tế hục hồi khá tốt sau Covid-19, vốn đầu tư nước ngoài vẫn khá mạnh".
Cùng chủ đề
Mỹ áp thuế 104% với Trung Quốc: Hàng Việt có tăng giá?
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá
Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Thiết chế trọng tài trong kỷ nguyên mới của đất nước

Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320, A321neo
18/06/2025, 10:06
Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce
18/06/2025, 10:05
Khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp bền vững
17/06/2025, 14:55
Giá vàng ngày 17/6: Dự báo giá thế giới 3.472 USD, SJC 119,6 triệu
17/06/2025, 12:03
Tiền gửi tăng mạnh, dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng
16/06/2025, 14:28
Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang
13/06/2025, 14:58
Tổng thống Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
12/06/2025, 09:50
Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản
09/06/2025, 15:01Tôm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá kỷ lục
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp Việt, ở mức 35%, cao nhất từ trước tới nay.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu vượt 182.000 tỷ đồng
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025 giúp ngân sách Nhà nước thu về hơn 182.000 tỷ đồng, đạt hơn 44% kế hoạch cả năm.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/6: Nơi tăng, nơi giảm
Cập nhật lãi suất ngân hàng ngày 6/6/2025: Một số ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ, nhiều nơi vẫn giữ nguyên hoặc giảm.
Giá tiêu dùng tăng đều, xuất nhập khẩu và đầu tư khởi sắc
Chỉ số CPI bình quân 5 tháng tăng 3,21%, trong khi xuất nhập khẩu, đầu tư công và FDI đồng loạt tăng mạnh, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực.
Legend Residence - nơi an cư định hình phong cách sống của giới tinh hoa Hải Phòng
Tọa lạc giữa lòng phố cổ Hải Phòng - nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, lịch sử song hành với nhịp sống đô thị sôi động, Legend Residence xuất hiện như một dấu ấn kiến trúc mới, định vị lại phong cách sống của tầng lớp tinh hoa thành phố cảng thông qua bộ sưu tập giới hạn The Emerald.
Ngân hàng đẩy mạnh ưu đãi vay mua nhà
Các ngân hàng đồng loạt tung ra loạt gói vay ưu đãi, đẩy lãi suất vay mua nhà xuống mức thấp kỷ lục từ trước đến nay, chỉ từ 2,75%/năm, kèm điều kiện vay linh hoạt.
BSR ra mắt và xuất bán lô sản phẩm mới Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)
Ngày 4/6/2025, Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức lễ ra mắt và xuất bán thành công lô sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF - Sustainable Aviation Fuel). Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến mới của BSR trong hành trình nghiên cứu, phát triển các sản phẩm năng lượng xanh và bền vững.
Mộc Châu vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, nông dân thị xã Mộc Châu từng bước thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ. Từ đó, hình thành vùng sản xuất tập trung, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Giá lúa gạo hôm nay 3/6: Thị trường ổn định, giao dịch chậm
Thị trường lúa gạo trong nước ghi nhận mức giá ổn định trong ngày 3/6, giao dịch chậm do nguồn cung giới hạn và thị trường xuất khẩu đang chờ tín hiệu mới.