Xuân Hinh nói gì về hình ảnh bị cho là phản cảm tại chùa
Hình ảnh nghệ sĩ Xuân Hinh giả gái với trang phục váy ngắn tại lễ khánh thành nhà thờ Tổ ở một ngôi chùa tại Hải Dương gây xôn xao dư luận.
Trong clip được lan truyền trên mạng, nhiều người "thảng thốt" khi thấy hình ảnh nghệ sĩ Xuân Hinh trong trang phục giả gái cộc cỡn, nhảy múa tại sân khấu với phần trang trí phông bạt kiểu chùa chiền.
Rất nhiều bình luận khiếm nhã dành cho danh hài bởi họ không tin một người nghệ sĩ như Xuân Hinh lại có thể như vậy. Tuy nhiên, cũng có bình luận bênh nam nghệ sĩ và cho rằng phải xem hết hình ảnh thì mới có thể đưa ra phán xét.
Trả lời phỏng vấn tờ Vietnamnet nghệ sĩ Xuân Hinh, ông cho biết đây là buổi biểu diễn tại chùa Sùng Minh, Hải Dương. Xuân Hinh biểu diễn ở sân khấu ở khu vực sân phía ngoài chùa, theo yêu cầu của khán giả và được phép của BTC và các cụ trong làng.
"Cái này là tiểu phẩm biến hình trang phục kết hợp. Tôi thể hiện nhiều dạng nhân vật theo yêu cầu của khán giả, lúc thì là Chí Phèo, Thị Nở, lúc tôi lại hát Chầu Văn, lúc thì hoá thân thành gái,... Họ chẳng quay cả đoạn, họ cắt cúp đưa lên khiến khán giả hiểu lầm. Bà con ngồi dưới rất ủng hộ tôi, có ai kêu ca gì đâu", Xuân Hinh chia sẻ.
Xuân Hinh cho biết hiện tại ông đã nghỉ hưu và rất ít khi nhận lời đi diễn, nổi tiếng thì Xuân Hinh càng không có nhu cầu nên việc đưa hình ảnh như thế này lên mạng rất ảnh hưởng tới nam nghệ sĩ. "Thú thật nhiều chùa mời tôi diễn lắm nhưng tôi giờ già rồi, phải giữ gìn sức khoẻ nên tôi đâu có nhận lời mấy. Thân tình lắm tôi mới nhận lời mà cũng có phải cát-xê gì nhiều đâu, gọi là chút lộc chùa thầy gửi", Xuân Hinh chia sẻ.
Xuân Hinh cho biết, với một chuỗi nhân vật đa tính cách như vậy, việc mặc trang phục của ông như thế là bình thường, không có gì phải tranh cãi.
NSƯT Xuân Hinh sinh năm 1960. Dù được mệnh danh là "Vua hài đất Bắc” nhưng ông chỉ thích được khán giả gọi với cái tên thân thuộc Xuân Hinh - kẻ chọc cười dân dã. Xuân Hinh sinh ra và lớn lên tại thôn Yên Việt, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Nhà nghèo, với 7 anh chị em nên tuổi thơ của Xuân Hinh nếm trải nhiều khó khăn, vất vả. 13 tuổi, Xuân Hinh học cách đi buôn. Tuy nhiên, ông có niềm đam mê ca hát ngay từ nhỏ.
Năm 1977, khi đang học phổ thông, Xuân Hinh trúng tuyển vào Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đến năm 1983, Xuân Hinh thi đỗ vào trường Sân khấu Điện ảnh, ngành hát dân ca. Xuân Hinh được giữ lại làm giảng viên trong trường nhưng ông từ chối.
Năm 1988, Xuân Hinh tham gia diễn tiết mục chèo Cu Sứt trong Festival Cười ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, được khán giả khen ngợi. Năm 1997 Xuân Hinh được phong tặng danh hiệu NSƯT.
Cùng chủ đề
Sớm tháo dỡ công trình xây dựng sai phạm tại Tịnh thất Bồng Lai
Động thái của danh hài Xuân Hinh giữa tin đồn qua đời vì đột quỵ
Xôn xao tin giả NS Xuân Hinh qua đời vì đột quỵ, người thân lên tiếng làm rõ thực hư
Xuân Hinh: Một năm diễn hơn 200 buổi, cát-xê không thống kê được
Xuân Hinh bị kiện vì cái gì mà tuột danh hiệu NSND?
Festival Hoa Đà Lạt 2024: “Bản giao hưởng sắc màu”
08/11/2024, 13:26Ngành Du lịch TP HCM đón 980.000 lượt khách trong dịp lễ 2/9
05/09/2024, 12:26Fansipan tưng bừng “Mùa vàng bản Mây”, mỗi tuần một lễ hội
15/08/2024, 14:49Du lịch hè 2024: Du khách đổ xô đi nước ngoài, tour nội địa ế ẩm
30/06/2024, 14:30Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng
17/06/2024, 09:28Nỗi buồn sách điện tử
Sau khoảng 10 năm hình thành, thị trường sách điện tử (ebook) tại Việt Nam không những không thể phát triển mà còn có dấu hiệu giảm sút vì nhiều lý do.
Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây
Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.
Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ
Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.
Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.
Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm
Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.
Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?
Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.
Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết
Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024
Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'
“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.