Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2024 xuất khẩu thủy sản của cả nước cán đích với khoảng 10 tỷ USD, tăng khoảng 12,7% so với năm 2023, trong đó, một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như: Tôm ước đạt 4,0 tỷ USD (tăng 16,7%); cá tra ước đạt 2,0 tỷ USD, (tăng gần 9,6%); cá ngừ ước đạt 1,0 tỷ USD (tăng 17%); mực, bạch tuộc ước đạt trên 600 triệu USD...
Những con số trên thể hiện ngành thủy sản đang đi đúng hướng trong việc phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam từng bước đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình nuôi trồng và chế biến, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu. Những bước tiến này đã và đang khẳng định vị thế của ngành thủy sản Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nông nghiệp nước ta đang đi đến những ngày cuối năm 2024 với nhiều thành công rực rỡ, đặc biệt là sự linh hoạt trong chỉ đạo tổ chức sản xuất và xuất khẩu nông sản. Dự kiến xuất khẩu nông sản của nước dự báo sẽ thiết lập mốc 62 tỷ USD, thặng dư thương mại ở mức tăng cao, trong đó có đóng góp của lĩnh vực thủy sản.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, để có được kết quả xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD trong năm 2024, có thể nói ngành thủy sản đã nhận sự quan tâm trực tiếp và sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (như gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ…), lãnh đạo Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành, địa phương trong định hướng, chỉ đạo. Bên cạnh đó là sự vào cuộc của các hiệp hội, doanh nghiệp ngành hàng trong tổ chức sản xuất, chế biến, cải tiến không ngừng về chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá thị trường.
Năm 2025 đặt ra những thách thức mới đối với ngành thủy sản; trong đó, việc giải quyết thẻ vàng IUU, thích ứng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và các rào cản từ thị trường là vấn đề cần sự đồng lòng của cả hệ thống từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nông ngư dân.
Tuy nhiên, cũng có những tín hiệu lạc quan như: nguồn nguyên liệu được cải thiện và thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam ngày càng thể hiện rõ năng lực, trình độ chế biến sâu, sản phẩm chất lượng cao. Đó là những nền tảng giúp ngành thủy sản Việt Nam sẽ vượt qua mốc 10 tỷ USD trong năm 2025, và tiến tới mục tiêu 11 tỷ USD.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, xanh hoá chuỗi cung ứng, tăng cường công tác chuyển đổi số trong nuôi trồng và luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng đã giúp thủy sản Việt tăng sức cạnh tranh và tận dụng tối đa các lợi thế để duy trì đà tăng trưởng.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
27/12/2024, 11:41An Phú Gia (APGcons) gian lận bằng kỹ sư xây dựng, liệu có bị cấm thầu?
24/12/2024, 15:43Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
21/12/2024, 12:58Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
21/12/2024, 12:56Khám phá 3 tầng tiện ích tạo nên phong cách sống đẳng cấp tại The Continental
The Continental sở hữu 3 tầng tiện ích đẳng cấp, mang đến trải nghiệm sống trọn vẹn, đáp ứng phong cách sống năng động, hiện đại trong thành phố thương mại quốc tế phía Đông Bắc – Global Gate.
Đòn bẩy lớn nhất của bức tranh kinh tế năm 2024 là nỗ lực hoàn thiện thể chế
Đây là nhận định của TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trao đổi với PetroTimes, khi nói về yếu tố kích hoạt động lực tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo phòng, ban chức năng kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn.
Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại ASEAN đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, bất chấp những thách thức kinh tế hậu đại dịch.
T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 của cả nước tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực; dự kiến đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024.
Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiêu tốn nhiều điện năng cho các trung tâm dữ liệu thì trí tuệ nhân tạo AI xanh hứa hẹn sẽ đảo ngược xu hướng này.
Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
Dự báo thời tiết 12/12, miền Bắc đón nhận đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống. Đợt không khí lạnh này còn khiến thời tiết thay đổi chóng mặt, đặc biệt là miền Trung.
Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.