Thứ năm, 26/10/2023, 15:03 PM
  • Click để copy

Yên Bái: Lễ hội đền Đông Cuông để lại nhiều ấn tượng cho du khách

Đền Đông Cuông trở thành ngôi đền nổi tiếng có giá trị tâm linh của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được du khách thập phương biết đến và lui tới cầu nguyện.

UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) tổ chức thành công Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn lần thứ 4 gắn với Lễ hội cơm mới Đền Đông Cuông năm 2023 mang lại nhiều ấn tượng cho du khách.

Trong lễ hội, UBND huyện Văn Yên công bố lo go biểu trưng của địa phương.

Trong lễ hội, UBND huyện Văn Yên công bố lo go biểu trưng của địa phương.

Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ và di sản Lễ hội đền Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên đã tổ chức thành công Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội cơm mới Đền Đông Cuông năm 2023 từ ngày 17 đến 25/10/2023 tại Quần thể di tích lịch sửa văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông, thuộc thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 

Festival năm nay có nhiều các hoạt động phong phú, đa dạng như diễn xướng hầu đồng, triển lãm ảnh, dâng hương, hát chầu văn, tế trâu hát lộc, mừng cơm mới, hội chợ quê và các hoạt động thể thao dân gian…

Theo đại diện Ban Tổ chức lễ hội, festival được tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông đến với du khách thập phương trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử, di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia và di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ.

Nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc tại đền Đông Cuông thu hút du khách thập phương

Nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc tại đền Đông Cuông thu hút du khách thập phương

Đền Đông Cuông là ngôi đền cổ nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Từ lâu đã nổi danh là một trong những ngồi Đền linh thiêng. Đền thờ Mẫu Đệ nhị thượng ngàn, Thần vệ Quốc và nghĩa quân dân tộc Tày hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Giáp Dần chống thực dân pháp. Quần thể di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông gồm có: Đền chính, Miếu Cô, Miếu Cậu, Miếu Thần Linh, Động Sơn Trang tại tả ngạn Sông Hồng và Miếu Đức Ông bên hữu ngạn Sông Hồng. Đền Đông Cuông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 2009.

Xuân thu nhị kỳ tại đền diễn ra 2 lễ hội lớn vào ngày mão tháng Giêng với nghi lễ mổ trâu trắng và rước Mẫu sang sông; ngày Mão tháng 9 (âm lịch) với nghi lễ mổ trâu đen. Ngày 16/01/2023, Lễ hội Đền Đông Cuông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Đối với tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần.

Năm 2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghi lễ chính, trung tâm của Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ Lên đồng - được hiểu là một hình thức diễn xướng dân gian, thể hiện đức tin về sự giáng nhập của các vị thần trong điện thần của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ.

Ban Tổ chức lễ hội trao giải cho cá nhân, tập thể đạt giải sáng tác ảnh về Văn Yên.

Ban Tổ chức lễ hội trao giải cho cá nhân, tập thể đạt giải sáng tác ảnh về Văn Yên.

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đánh giá, đền Đông Cuông chính là cái nôi khởi nguồn và đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt.

Theo phong tục của địa phương, hàng năm, cứ xuân thu nhị kỳ, vào đầu năm bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch và cuối năm vào từ tháng 8 đến hết tháng 12 âm lịch, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và "bắc ghế hầu Thánh".

Đây là hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ” và di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội đền Đông Cuông”.

Nỗi buồn sách điện tử

Nỗi buồn sách điện tử

18/03/2024 16:27

Sau khoảng 10 năm hình thành, thị trường sách điện tử (ebook) tại Việt Nam không những không thể phát triển mà còn có dấu hiệu giảm sút vì nhiều lý do.

Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây

Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây

06/03/2024 14:23

Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.

Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ

Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ

06/03/2024 06:30

Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.

Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh

Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh

04/03/2024 16:25

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.

Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm

Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm

03/03/2024 14:29

Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.

Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?

Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?

19/02/2024 17:13

Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.

Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết

Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết

18/02/2024 11:04

Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024

17/02/2024 07:51

Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'

Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'

23/01/2024 09:04

“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.

Xem thêm