Vào năm 2022, châu Âu đã xuất hiện một thế hệ người Bỉ, Pháp hay Ý mới: Một thế hệ không còn lơ là với nguồn năng lượng và phải học cách quan sát lò sưởi của họ. Thời xưa, họ có khí đốt dồi dào và rẻ. Giá tham chiếu trên thị trường châu Âu thay đổi rất ít, chỉ tầm 20 euro/MWh. Nhưng năm nay, giá đã đội lên 300 euro trước khi giảm xuống khoảng 100 euro…
Bà Sofie de Rous, 41 tuổi, làm việc trong một công ty kiến trúc, là người đầu tiên nhận ra điều này. Về trước, nhà bà có chút giống kiến trúc vùng Versailles: Một ngôi nhà nhỏ tại thị trấn Oostduinkerke giáp bờ biển Bỉ, có diện tích 90m2, cách nhiệt kém. Về trước, nhà bà thường được sưởi ấm đến 21°C. Rồi bà kể: “Phải thừa nhận rằng, tôi rất thích những ngôi nhà rất ấm áp”. Nhưng như hàng triệu người châu Âu, bà nhận thấy hóa đơn năng lượng của mình đã tăng vọt từ mùa xuân, vào thời điểm chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, dẫn đến việc đóng cửa dần dần những đường ống dẫn khí đốt của Nga tới châu Âu.
Thật vậy, giá khí đốt đã tăng vọt, làm đảo lộn thị trường thế giới, để lại một hậu quả rất sâu sắc và rất tốn kém: Châu Âu và Châu Á thi đua nhau trong việc đưa giá mua cao, chỉ để giành được những lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đến từ Mỹ, Qatar hay những nơi khác.
Trong khi những quốc gia như Tây Ban Nha và Pháp đã cắt giảm thuế khí đốt người tiêu dùng, thì những quốc gia khác như Bỉ lại để các nhà cung cấp khí đốt tăng giá khí đốt.
Bà Sofie –người sử dụng lò sưởi khí để sưởi ấm nhà, cho biết: “Tôi thấy hơi hoảng”. Nếu về trước, bà chỉ trả 120 euro/tháng tiền khí đốt và điện, thì hiện nay, bà phải trả tận 330 euro/tháng.
Ngẫm lại, bà hoàn toàn không cảm thấy hối hận vì đã “để tâm” hơn. Hiện nay, bà thường xuyên theo dõi mức tiêu thụ của mình, chỉ chỉnh lò sưởi tối đa 18°C và tìm cách lắp đặt những tấm pin mặt trời và kính hai lớp... Như vậy, một thế hệ người Bỉ, Pháp hay Ý mới đã ra đời: Không còn lơ là với nguồn năng lượng, và phải học cách quan sát lò sưởi của họ.
Ông Graham Freedman – nhà phân tích khí đốt trên thị trường châu Âu tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy một thời kỳ hỗn loạn đến vậy. Và ông đã có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Tiết kiệm đến “tột cùng”
Giá cả điên cuồng đã buộc nhiều nhà máy phải đóng cửa, nhất là những cơ sở trong ngành công nghiệp hóa chất của Đức – một quốc gia từng là khách hàng khí đốt lớn của Nga từ tận thời Liên Xô. Lẽ ra, châu Âu đã có thể lấp đầy kho trữ khí đốt từ tận mùa hè năm trước, để không nước nào lâm phải cảnh bịmất nguồn cung.
Ông Simone Tagliapietra – nhà nghiên cứu địa chính trị tại Viện nghiên cứu Bruegel (Brussels, Bỉ) cho biết: “Tính đến tháng 2/2022, không ai tưởng tượng được rằng châu Âu sẽ trụ nổi nếu mất hydrocarbon của Nga. Nhưng điều không thể đã trở thành có thể”.
Dù vậy, châu Âu đã có chút may mắn: Nhờ thời tiết mùa thu ôn hòa,người tiêu thụ chưa cần bật lò sưởi ngay. Tuy nhiên, theo Bruegel, các hộ gia đình và doanh nghiệp đã giảm nhu cầu tiêu thụ một cách rất triệt để: Trong tháng 10/2022, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của đã giảm 25% so với giai đoạn năm 2019-2021.
Ông Lion Hirth - giáo sư chuyên về chiến lược năng lượng tại trung tâm nghiên cứu Hertie School(Berlin, Đức) cũng xác nhận:Một nửa dân số người Đức sử dụng lò sưởi khí đốt và mức tiêu thụ của họ là “cực kỳ, rất lớn”. Ông cũng nhìn thấy mong muốn “không trả tiền cho Putin” ở người Đức, cũng như nhu cầu giảm tiền hóa đơn.
Như Wood Mackenzie đã dự đoán, chỉ trong vài tháng, Nga đã đi mất khách hàng khí đốt hạng nhất của mình là châu Âu. Trong năm 2019, châu Âu nhập khẩu 191 tỷ m3 khí đốt từ Nga.Vào năm nay, con số đã giảm xuống còn 90 tỷ m3. Và có thể trong năm tới,sản lượng nhập khẩu chỉ còn đạt 38 tỷ m3.
Để bù đắp tổn thất, EU đã phải mua LNG – một loại sản phẩm mà họ từng bỏ qua vì nó có giá đắt hơn khí truyền thống.
Theo ông Graham Freedman,quyết định này đã gây tác động xấu: “Châu Âu bắt đầu trả nhiều tiền hơn châu Á chỉ để mua được khí đốt, khiếnnhững quốc gia như Ấn Độ và Pakistan không thể cạnh tranh lại”. Hậu quả:Vì thiếu LNG, những quốc gia kém giàu mạnh này phải đốt nhiều than hơn.
Châu Âu sẽ làm gì cho năm 2023?
Để dỡ hàng LNG từ các tàu vận chuyển khí hóa lỏng, châu Âu cần có những bến cảng có khả năng chuyển hóa LNG về dạng khí để bơm chúng vào mạng lưới đất liền. Nhưng Đức thì không có lấy một cảng LNG nào, còn Pháp và Tây Ban Nha thì có vài chỗ.
Như vậy, những đường ống dẫn khí đốt ở miền đông bắc nước Pháp sẽ đảm đương một vai trò mới. Trước đây, đường ống chỉ được dùng để nhập khẩu khí đốt từ miền đông. Giờ đây, chúng sẽ vận chuyển khí đốt nhập khẩu đi từmiền đông, vượt quaFos-sur-Mer hoặc Saint-Nazaiređể đi đến Đức.
Ông Guillaume Tuffigo – trưởng phòng tiếp thị và truyền thông của công ty quản lý mạng lưới đường ống dẫn khí đốt GRTgaz (Pháp), đã giải thích với AFP như sau: “Chúng tôi gửi đi rất nhiều khí đốt trở lại Thụy Sĩ.Sau đó khí sẽ đi đến Ý và Đức.Nhưng vào mùa đông năm tới và những năm tiếp theo nữa, chúng tôi sẽ không còn có khí đốt của Nga để lấp đầy kho dự trữ nữa.
Ngoài ra, bà Laura Page - chuyên gia về khí đốt tại công ty phân tích dữ liệu Kpler (Pháp) cũng cho biết thêm: “Mùa đông càng lạnh, thì ta càng phải mua nhiều LNG từ mùa xuân… Như vậy, “cuộc chiến” giữa châu Âu và châu Á sẽ càng trở nên gay gắt hơn”.
Còn ông Graham Freedman thì cho biết: “Thế giới không có đủ khí đốt để thay thế phần của Nga”.
Phải chờ đến tầm năm 2025 hoặc 2026, thì những dự án LNG mới nhấtmới kịp sản xuất thêm vài triệu tấn. Cho đến lúc đó, liệu người châu Âu có thích nghi được với nhiệt độ 18°C trong mùa đông không?