Bắc Ninh: Pháp lý vụ chuyển nhượng đất nông nghiệp của dân làm nhà máy gạch rồi xây nhà để bán của Công ty CP Trần Sơn
Công ty CP Trần Sơn đã chuyển nhượng khoảng 4,8ha đất nông nghiệp của người dân để làm nhà máy sản xuất gạch tuynel, sau đó biến thành dự án nhà ở để bán. Vậy việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất sản xuất rồi sang đất ở được luật quy định thế nào?
Vụ việc Công ty CP Trần Sơn chuyển nhượng khoảng 4,8ha đất nông nghiệp của người dân để làm Dự án nhà máy sản xuất gạch Tuynel sau đó “biến” thành Dự án nhà ở để bán, xảy ra tại thôn Phương Triện, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Đây là một trong những ví dụ điển hình liên quan đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất, chuyển nhượng đất được các chuyên gia của Tổng hội Xây dựng Việt Nam đưa ra bàn luận, nghiên cứu, góp ý cùng các cơ quan quản lý nhà nước trong các Tọa đàm, Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi).
Công ty CP Trần Sơn “biến” đất nông nghiệp thành đất ở thế nào?
Theo phản ánh từ người dân, năm 2009, một số hộ dân tại thôn Phương Triện đã ký hợp đồng cho Công ty CP Trần Sơn thuê đất nông nghiệp trong thời hạn 50 năm với mục đích xây dựng nhà máy gạch Tuynel. Đến năm 2017, tỉnh Bắc Ninh có quyết định dừng hoạt động toàn bộ các nhà máy sản xuất gạch bằng lò Tuynel công nghệ cũ trên địa bàn thì Công ty có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho phép chuyển đổi thành đất ở. Chấp thuận đề nghị này, ngày 6/12/2017, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 695/QÐ-UBND cho phép doanh nghiệp được chuyển mục đích sử dụng đất (đợt 1). Ðến ngày 20/7/2018, UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục ban hành Quyết định số 385/QÐ UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (đợt 2). Tại các văn bản này ghi rõ thời hạn giao đất và cho thuê đất có giá trị đến ngày 23/11/2060.
Tuy nhiên, theo người dân việc Công ty CP Trần Sơn chuyển đổi này không có sự đồng ý của người dân cho thuê đất. Họ cho rằng việc công ty thuê đất nông nghiệp để xây dựng nhà máy gạch Tuynel thì họ mới đồng ý và ủng hộ vì giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương, còn việc công ty chuyển đổi thành dự án khu nhà ở để bán thì người dân không đồng ý.
Sau khi người dân có đơn, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh và UBND huyện Gia Bình đã vào cuộc kiểm tra nhưng người dân không đồng ý và tiếp tục “kêu cứu”.
Mới nhất, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 2371/UBND-NC ngày 17/7/2023 trả lời đơn thư của người dân, trong đó khẳng định: “Dự án xây dựng Nhà máy gạch Tuynel tại xã Đại Lai do Công ty CP Trần Sơn làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất mà nhà đầu tư tự thoả thuận với người sử dụng đất…” và cho rằng kiến nghị của người dân về hợp đồng chuyển nhượng đất là không có cơ sở.
Tuy nhiên, văn bản dài 2 trang giấy của UBND tỉnh Bắc Ninh lại không nói rõ việc Công ty CP Trần Sơn chuyển đổi Dự án nhà máy sản xuất gạch Tuynel thành Dự án nhà ở để bán là đúng hay sai (?) Vì lẽ trên, người dân tiếp tục đặt ra nhiều thắc mắc cần được giải đáp.
Ông Trần Văn Châm (SN 1959, người dân có đất cho thuê) nói rằng: “Tôi và các hộ dân đã nhận được văn bản trả lời của UBND tỉnh Bắc Ninh nhưng văn bản không hề đề cập việc Công ty CP Trần Sơn chuyển đất nhà máy gạch sang đất ở có đúng hay không? Cuối văn bản UBND tỉnh còn giao chính quyền địa phương vận động giải thích để Công ty thực hiện dự án, đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương… Vậy dự án mà văn bản của tỉnh đề cập là dự án gì, dự án gạch hay dự án nhà ở?”.
Bên cạnh đó, người dân còn phản ánh bị gian dối trong giấy tờ, hồ sơ liên quan khu đất và đề nghị được làm rõ.
Khảo sát của PV cho thấy, hiện toàn bộ khu đất chuyển nhượng của người dân cho Công ty CP Trần Sơn biến thành Dự án nhà ở, phân lô, làm đường giao thông. Phía bên ngoài giáp mặt đường Công ty đã xây dãy nhà cao tầng với biển hiệu Khu dân cư CT Trần Sơn. Bên trong khu đất có một số tòa nhà và cả những ngôi mộ chưa giải tỏa. Để tường minh sự việc, PV đã liên hệ UBND huyện Gia Bình, UBND xã Đại Lai, Công ty CP Trần Sơn nhưng đến nay vẫn không nhận được thông tin phản hồi.
Cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ
Quốc hội và Chính phủ vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để thông qua vào kỳ họp tới. Một trong những vấn đề được nhiều Đại biểu Quốc hội và các chuyên gia Tổng hội Xây dựng Việt Nam quan tâm đặt ra là vấn đề “Định giá đất” và đặc biệt là vấn đề “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”.
Trong tham luận được TS. Đặng Việt Dũng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đưa ra tại hội thảo Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức tháng 10/2022, đã lưu ý: “Quy hoạch sử dụng đất là thành phần không thể thiếu trong tất cả các đồ án quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch. Vì vậy hệ thống quy hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai (sửa đổi) cần thống nhất và tuân thủ theo hệ thống quy hoạch chung”.
Vấn đề mà Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề cập cũng là điều mà nhiều Đại biểu Quốc hội và dư luận quan tâm, bởi lẽ thời gian qua, cả nước có không ít vụ việc tiêu cực khi một số địa phương xảy ra tình trạng đất nông nghiệp, đất rừng được chuyển đổi tràn lan không tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo các chuyên gia, trong vụ việc ở Bắc Ninh cơ quan chức năng cần phải vào cuộc làm rõ các thủ tục pháp lý của doanh nghiệp khi thực hiện Dự án sản xuất gạch Tuynel cũng như chuyển đổi đất sản xuất sang đất ở? Đặc biệt, phải làm rõ quy hoạch sử dụng đất và các thủ tục liên quan.
Tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Chương 5 và Khoản 4 Điều 95 Chương 7 Luật Đất đai 2013 nêu rõ: Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở (đất phi nông nghiệp) phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải đảm bảo Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất…
Luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, cơ quan chức năng cũng cần làm rõ việc thẩm định cấp phép cho doanh nghiệp làm Dự án nhà máy gạch sau đó lại cho chuyển sang làm Dự án nhà ở để bán chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm? Theo luật sư, Luật Ðất đai năm 2013 và Luật Nhà ở, chủ đầu tư không được phép lập dự án xây dựng nhà ở để bán trên đất thuê của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình mà chỉ có thể lập dự án khi được Nhà nước giao đất.
Tuy nhiên, việc xác định thời hạn sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng vì đó là căn cứ để xác định điều kiện để chuyển nhượng, thu hồi...
Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á về xuất nhập khẩu
21/11/2024, 06:45Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
20/11/2024, 11:59Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
20/11/2024, 09:51Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay
20/11/2024, 06:25VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập
19/11/2024, 16:50Giá xăng dầu đồng loạt giảm
14/11/2024, 16:52Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
Những ngày này, nông dân các xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng, Chiềng On của huyện Yên Châu phấn khởi bước vào vụ thu hoạch lê. Năm nay, quả lê tiếp tục được mùa, được giá. Cùng với các loại cây ăn quả như chuối, xoài, mận hậu, cây lê được nhiều nông dân các xã vùng cao, biên giới của huyện Yên Châu đưa vào trồng, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường biết đến và đón nhận.
Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những năm gần đây, diện tích trồng rau xanh của huyện Mộc Châu ngày càng được mở rộng, huyện đã hỗ trợ các HTX, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
Cải tạo đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình canh tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc trồng cây ăn quả. Sau gần 3 năm triển khai, bước đầu giúp bà con nông dân sản xuất theo hướng bền vững.
Hợp tác đưa nông sản vươn xa
Mai Sơn hiện có 204 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã đã phát huy tốt vai trò liên doanh, liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
Trồng cây xen canh, là mô hình sản xuất được nhân dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn áp dụng trồng với cây cà phê, nhằm gia tăng giá trị đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập.
Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương; áp dụng những cách làm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giúp tăng thu nhập cho các thành viên, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.