Bão số 3 làm giảm tốc độc tăng trưởng kinh tế khoảng 0,15%
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bão số 3 gây thiệt hại ước tính khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng, làm giảm khoảng 0,15% tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 ngày 7/10, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trả lời về khắc phục hậu quả bão số 3 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo Thứ trưởng Phương, bão số 3 là cơn bão mạnh chưa từng có, gây thiệt hại rất lớn. Mặc dù có nhiều nỗ lực phòng chống bão với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như công tác chuẩn bị từ sớm, từ xa, nhưng thiệt hại của bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã cho thấy tác động rất ghê gớm.
Ông Phương cho biết, bão số 3 đã làm 318 người chết, 26 người mất tích và 1976 người bị thương. Thiệt hại về kinh tế ước tính đến ngày 27/9/2024 là khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng. Các công trình hạ tầng công cộng cũng như các hạ tầng lớn của địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, như sập cầu Phong Châu, các hạ tầng, dịch vụ công cộng như về điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện bị hư hại.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trả lời về khắc phục hậu quả bão số 3 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh VGP.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đánh giá nhanh về tác động đến tăng trưởng kinh tế cả nước là làm giảm khoảng 0,15%”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.
Về giải pháp hỗ trợ sau bão, Thứ trưởng Phương cho biết, Thủ tướng đã chỉ các bộ ngành khẩn trương báo cáo với Thủ tướng, Chính phủ để có những giải pháp hỗ trợ ngay đối với những đối tượng bị ảnh hưởng sau bão.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 với nội dung chính là các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và nhanh chóng ổn định tình hình, đời sống của nhân dân, đẩy mạnh, khôi phục sản xuất, kinh doanh ở những vùng bị ảnh hưởng.
Trong đó, các giải pháp hỗ trợ tập trung ở 2 khía cạnh là giải pháp về tài khóa và tiền tệ. Ví dụ như cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình và giữ nguyên nhóm nợ, tiếp tục cho vay để phục hồi sản xuất. Đối với tài chính cũng tiếp tục thực hiện các chính sách đã áp dụng trong đợt dịch COVID-19, như giãn, hoãn việc nộp thuế, phí, lệ phí để tạo dòng tiền cho các doanh nghiệp, hộ gia đình sớm phục phồi.
Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm cũng khẩn trương rà soát, đánh giá thiệt hại để đền bù cho những hợp đồng bảo hiểm đối với những tài sản cũng như các doanh nghiệp, xí nghiệp bị ảnh hưởng bão lũ.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đây là các chính sách tác động kịp thời, ngay lập tức để phục hồi sản xuất.
“Chúng tôi đã đi thực địa tại Hải Phòng và Quảng Ninh thì thấy rằng tại các khu công nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão lũ, các doanh nghiệp đã quay trở lại sản xuất rất nhanh, chỉ sau khoảng hơn 1 tuần đã phục hồi”, Thứ trưởng Phương thông tin.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phương, công nghiệp có thể phục hồi nhanh nhưng ngành nông nghiệp và du lịch thì bị tác động lâu hơn, khả năng phục hồi đòi hỏi phải lâu hơn. Nông nghiệp đặc biệt là giống cây, con cần phải thời gian dài ngày.
Đối với du lịch, đặc biệt những nơi sử dụng các tài sản lớn như tàu thuyền, để phục hồi thì mất rất nhiều thời gian. Trong báo cáo Chính phủ lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị Thủ tướng quan tâm hơn đối với 2 ngành nông nghiệp và du lịch, các khu vực bị thiệt hại.
Cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, các chương trình tín dụng chính sách đã hỗ trợ vay vốn cho 84,5 nghìn đối tượng tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3, với tổng số tiền giải ngân khoảng 5 nghìn tỷ đồng. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo xuất cấp 432,6 tấn gạo để cứu đói, cũng như chi ngay từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ các địa phương triển khai ngay hỗ trợ cho bà con.
Đồng thời, các nhà hảo tâm, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước, cộng đồng xã hội đã quan tâm, ủng hộ cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt về cả tiền và hiện vật.
Với câu hỏi cho rằng hậu quả của bão số 3 làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP nhưng tăng trưởng quý III vẫn đạt 7,4% và tăng trưởng 9 tháng đạt mức 6,82%, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, thiệt hại mà cơ quan này đánh giá là sơ bộ.
“Thiệt hại là chúng tôi đánh giá là sơ bộ, là đánh giá nhanh để báo cáo với Thủ tướng để có chỉ đạo kịp thời. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng, nếu như không có bão xảy ra thì con số có thể còn cao hơn 7,4%”, Thứ trưởng Phương nói.
Ông Phương nhấn mạnh trên cơ sở thực hiện kế hoạch của quý III và 9 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn giữ mục tiêu phấn đấu tăng trưởng 7% của cả năm.
Về giải pháp, ông Trần Quốc Phương cho hay những địa phương không bị ảnh hưởng mà có tiềm năng tăng trưởng cao thì cần chia sẻ và nỗ lực hơn để bù đắp lại các thiệt hại của các địa phương bị ảnh hưởng.
"Chúng tôi đã kiến nghị với Thủ tướng có hai địa bàn trọng điểm mà đạt tăng trưởng ở mức cao hơn thì sẽ tác động rất tốt đến tăng trưởng kinh tế của cả nước, đó là Hà Nội và TP.HCM. Đây là hai đầu tàu, động lực chính của cả nước", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin.
Cùng chủ đề
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc ứng phó với cơn bão số 3
Bão số 3 khiến nền kinh tế bị thiệt hại như thế nào?
Hải Dương: Kiến nghị xử lý 10 sự cố đê điều trên địa bàn với tổng kinh phí 130 tỷ đồng
Gần 170.000 ha rừng bị thiệt hại do bão số 3, cần khoảng 200 triệu cây giống để trồng rừng thay thế

Rạng rỡ Việt Nam
02/02/2025, 20:50
Về thăm làng tỷ phú nhờ nghề nuôi rắn
02/02/2025, 08:19
Hơn 2.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày mùng 4 Tết
01/02/2025, 20:50
Công an Nghệ An làm việc xuyên Tết phục vụ người dân
31/01/2025, 11:05
Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025
28/01/2025, 23:29
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô
28/01/2025, 23:27
Miền Bắc rét đậm, rét hại đến mùng 1 Tết
27/01/2025, 06:29
Hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 nghỉ Tết Ất Tỵ
27/01/2025, 06:28Thủ tướng: Loại bỏ người bàn lùi, xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành
Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Ký kết hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nhà xuất bản của Việt Nam và Trung Quốc
Nhà Xuất bản Xây dựng và Công ty TNHH Nhà Xuất bản Giao thông Nhân dân (Trung Quốc) vừa ký kết hợp tác trên nhiều lĩnh vực như bản quyền, truyền thông, đào tạo chuyên môn…
Luật sư Nguyễn Văn Hoàng: Hệ thống camera giám sát giúp quản lý xã hội minh bạch hơn
"Việc Hà Nội triển khai xây dựng hệ thống camera giám sát có thể kiểm soát tốt hơn các lĩnh vực an toàn giao thông, an ninh trật tự, và hỗ trợ phát hiện kịp thời các vấn đề về cơ sở hạ tầng, giúp các cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời”, Luật sư Nguyễn Văn Hoàng cho biết.
Sát Tết miền Bắc sẽ rét đậm, rét hại
Khối không khí lạnh mạnh tràn xuống đêm 25 rạng sáng 26/1 sẽ gây rét đậm ở khu vực đồng bằng và rét hại ở miền núi phía Bắc.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Xử lý ô nhiễm sông, hồ ở Hà Nội nhanh nhất có thể
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ việc xử lý ô nhiễm sông, hồ của Hà Nội là hết sức cấp bách, cần thiết, phải làm nhanh nhất có thể.
Những lưu ý khi đi tàu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Theo thống kê của Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt, tính đến ngày 15/1, ngành đường sắt đã bán được hơn 300.000 vé tàu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hiện số lượng vé còn rất ít, chủ yếu là các chặng ngắn.
Chi tiết dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo khu vực miền Bắc sẽ rét đậm và có mưa phùn vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Thủ tướng đề nghị nhà sản xuất ôtô lớn nhất Cộng hòa Czech đẩy mạnh phát triển xe điện tại Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Skoda - nhà sản xuất ôtô lớn nhất Cộng hòa Czech đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển xe điện, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam.
Trong tháng 1 sẽ trình kịch bản nguồn nước của 6 lưu vực sông
Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, dự kiến trong tháng 1/2025, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường kịch bản nguồn nước của 6 lưu vực sông.