Thứ hai, 01/01/2024, 21:13 PM
  • Click để copy

Big oil bước vào năm 2024 trong bối cảnh ngành dầu khí Mỹ được hợp nhất

Tận dụng giá cổ phiếu cao của các công ty, ngành dầu khí đã tiến hành các thương vụ mua bán trị giá 250 tỷ USD vào năm 2023.

Nhu cầu dầu tăng vọt khi các nền kinh tế thế giới thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch, đã thúc đẩy nhiều thương vụ sáp nhập. Exxon Mobil, Chevron Corp và Occidental Petroleum đã thực hiện các thương vụ mua lại trị giá tổng cộng 135 tỷ USD vào năm 2023. ConocoPhillips đã hoàn thành hai thương vụ lớn trong hai năm qua.

Thương vụ lớn trong tất cả phải kể đến thương vụ mỏ dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ, lưu vực Permian ở phía tây Texas và New Mexico. Hiện bốn công ty được xác định để kiểm soát khoảng 58% sản lượng ở đó trong tương lai.

Mỗi bên đặt mục tiêu bơm ít nhất 1 triệu thùng/ngày (bpd) từ mỏ dầu này. Dự kiến mỏ này sẽ cho khai thác 7 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2027.

Bên cạnh đó, nhiều giao dịch khác đang diễn ra. Theo kết quả thăm dò của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas vào tháng 12, ba phần tư các giám đốc điều hành năng lượng dự kiến sẽ có thêm nhiều hợp đồng dầu mỏ trị giá 50 tỷ USD trở lên trong hai năm tới.

Endeavour Energy Partners, nhà khai thác đá phiến Permian tư nhân lớn nhất, đang thăm dò một thương vụ mà có thể tập trung hơn nữa sản lượng dầu đá phiến của Mỹ.

Ryan Duman, giám đốc nghiên cứu thượng nguồn châu Mỹ tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết: “Sáp nhập đang tích cực thay đổi cục diện. Một số công ty sẽ xác định liệu tăng trưởng (sản lượng) sẽ mạnh mẽ, ổn định hơn hay chỉ ở mức trung bình.”

Việc sáp nhập sẽ có tác động lan tỏa tới các nhà cung cấp dịch vụ mỏ dầu và nhà điều hành đường ống. Các công ty cung cấp dịch vụ khoan, bẻ gãy thủy lực, cát và vận chuyển dầu khí ra thị trường, đang bước vào kỷ nguyên mà khách hàng hầu như không có quyền định giá.

Một giám đốc điều hành của một nhà khai thác dầu của Mỹ, người từ chối nêu tên vì không được phép phát biểu công khai, cho biết: “Sáp nhập chỉ tốt cho các nhà khai thác nhưng không giúp ích gì cho các công ty dịch vụ. Nó sẽ làm giảm lợi nhuận của họ khi các hợp đồng hiện tại được đàm phán lại”.

Rob Wilson thuộc East Daley Analytics cho biết, các nhà điều hành đường ống phải đối mặt với làn sóng sáp nhập, khi đó sẽ có ít đường ống dẫn dầu và khí đốt mới được phê duyệt và xây dựng hơn.

East Daley ước tính đến giữa năm 2025, đường ống từ lưu vực Permian sẽ hoạt động với công suất 90%.

Duy trì tiền mặt

420231227112840

Các vụ mua lại mới nhất minh họa cho nỗ lực tìm kiếm trữ lượng dầu khí chưa được khai thác của các công ty dầu mỏ.

Trong số các thương vụ lớn của năm 2023, phải kể đến Exxon trả giá 59,5 tỷ USD để mua Pioneer Natural Resources và mua Denbury Inc với giá 4,9 tỷ USD. Chevron ra giá 53 tỷ USD cho Hess và mua đối thủ dầu mỏ PDC Energy với giá 6,2 tỷ USD. Occidental sẽ trả 12 tỷ USD đẻ mua CrownRock.

Do giá cổ phiếu mạnh, hầu hết các thương vụ mua lại lớn trong năm nay đều là hoán đổi cổ phiếu, chứ không phải chi các khoản tiền mặt lớn mà có thể gây nguy hiểm cho bảng cân đối kế toán của người mua, nếu giá dầu giảm như năm 2016 và 2020. Ví dụ: Exxon đang có khoảng 33 tỷ USD tiền mặt, gấp hơn sáu lần số tiền họ nắm giữ 4 năm trước.

Andre Gan, đối tác tại công ty luật Wong & Partners và là chuyên gia M&A, cho biết nhiên liệu hóa thạch đang thu hút đầu tư mới một lần nữa.

Lãi suất tăng vào năm 2023 khiến việc thanh toán cho các thương vụ mua lại bằng cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, so với việc tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo mới bằng tiền mặt. Các dự án điện gió ngoài khơi ở Mỹ và Pháp bị hủy, do lãi suất và chi phí chuỗi cung ứng tăng.

Các nhà khai thác cũng nhận ra rằng việc Mỹ hướng tới sử dụng nhiên liệu tái tạo, xe điện và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, sẽ cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và gây áp lực lên các công ty có chi phí khai thác cao.

Nhu cầu dầu trên toàn cầu đã tăng khoảng 2,3 triệu thùng mỗi ngày (mbpd) trong hai năm qua, lên 101,7 triệu thùng/ngày. Sự gia tăng đó đã thắt chặt tồn kho toàn cầu, giúp tăng giá khi OPEC và các đồng minh cắt giảm sản lượng.

Wood Mackenzie dự kiến sản lượng dầu sẽ tăng trung bình khoảng 250.000 thùng/ngày/năm trong 5 năm tới, bằng một nửa mức của 5 năm trước đó, do các công ty dầu mỏ lớn tập trung vào việc thúc đẩy dòng tiền hơn là khai thác. Tăng trưởng sản lượng chậm giúp các công ty có nguồn dự trữ chưa được khai thác kiểm soát chi phí và tăng tỷ suất lợi nhuận.

Việc sáp nhập đã khiến các cơ quan quản lý chống độc quyền của Mỹ yêu cầu Exxon và Chevron cung cấp thêm thông tin về giao dịch mua của họ. Cả hai công ty đều dự đoán họ sẽ nhận được sự chấp thuận.

Do hầu như các nhà khai thác dầu ít tập trung vào việc kéo dài tuổi thọ của hoạt động kinh doanh nhiên liệu hóa thạch, nên điều đó có thể khiến các công ty căng thẳng hơn với việc các chính phủ đang ưu tiên chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch.

Trong khi đó, giá dầu toàn cầu dự kiến sẽ ổn định phần lớn vào năm 2024, sau khi đạt trung bình khoảng 83 USD/thùng vào năm 2023, giảm từ mức 99 USD vào năm 2022. Các nhà phân tích nhận thấy giá dầu năm 2024 giao dịch trong khoảng từ 70 USD/thùng đến 90 USD, cao hơn mức trung bình 64 USD/thùng vào năm 2019.

Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?

Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?

26/01/2025 18:08

Brussels chuẩn bị phạt các công ty nhiên liệu hóa thạch vì phát thải khí methane vượt mức cho phép – điều này dự kiến sẽ làm phật lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga

Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga

25/01/2025 12:31

Một quan chức cấp cao của Hungary kêu gọi một cuộc tranh luận và đặt nghi vấn về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ Nga.

Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ

Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ

25/01/2025 12:26

Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng

14/01/2025 15:37

Thời gian gần đây, các vụ cháy rừng đã trở thành một thách thức lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu, với hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng cao tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng phát sinh và lan rộng.

Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

03/01/2025 11:37

Việc cung cấp khí đốt từ Nga đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine đã chấm dứt vào thứ Tư tuần này, sau khi nhà điều hành vận chuyển khí đốt của Ukraine, Naftogaz, từ chối gia hạn thỏa thuận vận chuyển 5 năm với Gazprom của Nga.

Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'

Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'

03/01/2025 11:32

Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới đưa ra những hành động khẩn cấp và thực chất trong năm 2025 để tránh "sự sụp đổ khí hậu".

Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore

Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore

27/12/2024 11:38

Đám cháy lớn nhất hiện đã thiêu rụi 74.000ha rừng tại Công viên quốc gia Grampians, cách Melbourne 240km về phía Tây. Diện tích đất bị cháy rừng thiêu rụi hiện đã bằng đảo quốc Singapore.

CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế

CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế

18/12/2024 11:43

Một báo cáo từ CNPC cho thấy, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã chính thức đạt đỉnh.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh

Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh

12/12/2024 14:24

PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất trên thị trường Năng lượng Quốc tế.

Xem thêm