Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT xăng dầu
Nhằm bảo đảm tính kịp thời trong việc ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động thế giới, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut..
Điều chỉnh giảm thuế trước biến động của thế giới
Trong bối cảnh giá xăng dầu trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, khó dự báo, để đảm bảo tính kịp thời trong việc ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá xăng dầu thế giới, góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát thì giải pháp giảm thuế cũng cần đặt ra.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có công văn số 9691/BTC-CST lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng, dầu. Thời gian áp dụng 6 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội giao thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm 2 mức thuế trên đối với xăng dầu. Cụ thể, giảm tối đa 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.
Đồng thời, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức giảm cụ thể thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu cũng như thời gian áp dụng giảm thuế cụ thể trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cao hoặc vẫn ở mức cao, tác động đến chỉ số lạm phát, kinh tế vĩ mô, sinh kế, đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế.

Nhiều chính sách thuế đối với xăng dầu được ban hành trong thời gian qua nhằm ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá xăng dầu thế giới.
Hiệu lực thi hành của Nghị quyết thực hiện theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XV.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, nhiều chính sách thuế đối với xăng dầu được ban hành. Đối với thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình UBTVQH thông qua Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 giảm mức thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn. Hiện nay, mức thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn đã giảm xuống mức sàn trong khung thuế quy định tại Luật Thuế BVMT. Dự kiến giảm ngân sách nhà nước do giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn khoảng 33.456 tỷ đồng.
Về thuế nhập khẩu, để ổn định giá xăng dầu trong nước như trong giai đoạn vừa qua, để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu nhập khẩu cho thị trường trong nước, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP ngày 8/8/2022 để sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi từ mức thuế suất 20% xuống mức thuế suất 10%.
Giảm thu ngân sách Nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng/tháng
Với mức giảm đề xuất như trên, theo tính toán của Bộ Tài chính, số giảm thu ngân sách Nhà nước của 2 sắc thuế này khoảng 2.031 tỷ đồng/tháng (trong đó: giảm thu ngân sách nhà nước do giảm thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng 711 tỷ đồng/tháng, giảm thu ngân sách nhà nước do giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 1.320 tỷ đồng/tháng).
Nếu tính cả việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 (khoảng 132 tỷ đồng/tháng), Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 (khoảng 2.661 tỷ đồng/tháng) và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 (khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng) thì tổng giảm thu ngân sách nhà nước một tháng khoảng 6.224 tỷ đồng/tháng.
Trong khi đó, tác động tăng thu ngân sách nhà nước do giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm tăng khoảng 3.962 tỷ đồng/tháng. Khi đó, tổng thu ngân sách nhà nước sẽ giảm khoảng 2.262 tỷ đồng/tháng.
Nếu thời gian thực hiện giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng trong vòng 6 tháng: Tổng giảm thu ngân sách nhà nước đối với 02 sắc thuế này là 12.186 tỷ đồng. Theo đó, tổng giảm thu ngân sách nhà nước do việc giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu như đề xuất (bao gồm: giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15, Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15, Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15) là khoảng 45.642 tỷ đồng.
Với phương án đề xuất nêu trên và giả định các yếu tố khác cấu thành giá cơ sở xăng dầu không thay đổi so với kỳ điều hành ngày 12/9 thì tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu còn khoảng 13,35% đối với xăng E5 RON 92, khoảng 15,61% đối với xăng RON 95 và khoảng 7,18% đối với dầu diesel.
Theo đó, giá xăng dầu sẽ giảm tương ứng đối với xăng E5 RON 92 là 1.700 đồng/lít còn 20.531 đồng/lít, đối với xăng RON 95 là 1.921 đồng/lít còn 21.294 đồng/lít và đối với dầu diesel là 1.099 đồng/lít còn 23.081 đồng/lít.
Theo Bộ Tài chính, nếu thời gian có hiệu lực của biện pháp giảm thuế từ ngày 1/11 đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng thì dự kiến tác động của biện pháp giảm thuế theo phương án này giúp giảm CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,15%. Tuy nhiên, tác động của việc giảm thuế đến CPI còn tùy thuộc vào biến động của mức giá bán lẻ xăng dầu tại mỗi kỳ điều hành.
Giám sát chặt chẽ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Theo tờ trình dự án luật do Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày, Chính phủ đề nghị duy trì Quỹ bình ổn (QBO) giá xăng dầu vì rất cần thiết để điều hành giá xăng dầu trong nước.
Theo đó, đa số ý kiến thẩm tra tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc cần thiết phải duy trì quỹ này. Bởi QBO là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.
Trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, còn có sự điều hành của Nhà nước, khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở thì việc bỏ QBO hiện tại là chưa phù hợp. Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề nghị việc duy trì QBO nên có thời hạn và thời điểm và việc điều hành đòi hỏi linh hoạt hơn nữa, cần tăng cường trách nhiệm quản lý; tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng, đúng ý nghĩa thực tế.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15%
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong kỳ điều hành ngày mai
Bộ Tài chính nêu 6 giải pháp ổn định giá từ nay đến cuối năm

Giá vàng liên tục lập đỉnh: Tăng gần 3 triệu đồng trong 3 ngày
14/03/2025, 14:18
Doanh nghiệp phải đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế trước 20/4
14/03/2025, 14:16
Xây quảng trường, công viên hồ Gươm: Tái định cư các hộ dân ở Đông Anh
12/03/2025, 14:37
Xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt hơn 127 tỷ USD
06/03/2025, 15:17Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand
Hãng hàng không Vietjet vừa công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của xứ sở kiwi.
Các ngân hàng bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất
Các ngân hàng hôm nay (3/3) đã bắt đầu giảm lãi suất huy động sau những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Ba yếu tố chính giúp Việt Nam an toàn trước chính sách thuế quan của Mỹ
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một loạt các chính sách thuế quan, điều này đã tạo ra nhiều thách thức cho các quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Bắc Ninh: Đường giao thông sạt lở và dấu hỏi chất lượng công trình tại Dự án Kênh Tào Khê gần 200 tỷ đồng
Tại khu vực bờ kè sông Chì (Mộ Đạo, Quế Võ, Bắc Ninh) thuộc Dự án cảo tạo, nâng cấp Kênh Tào Khê (mức đầu tư gần 200 tỷ đồng) xuất hiện nhiều mảng bê tông vỡ nứt, sạt lở. Đặc biệt con đường giao thông cạnh công trình cũng bị sạt lở, tình trạng kéo dài gần 1 năm nhưng chưa được khắc phục.
Xây dựng phát triển KCN tại Bình Thuận: Nguy cơ lãng phí nguồn lực đất đai!
Tính đến đầu năm 2025, toàn tỉnh Bình Thuận có 7/9 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm đạt gần 960 ha nhưng mới chỉ lấp đầy khoảng 27,73%. Khu công nghiệp Hàm Kiệm II (xã Hàm Kiệm, huyện HàmThuận Nam, tỉnh Bình Thuận) vài năm gần đây dường như “dậm chân tại chỗ” do vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp cổ phần, mà đã đến lúc cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng địa phương.
Gara ôtô 'mọc' trái phép gần trụ sở quận Cầu Giấy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ liên quan đến các cơ sở kinh doanh gara ôtô. Tình trạng trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ an toàn cũng như công tác quản lý phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các gara ôtô hiện nay. Theo ghi nhận của phóng viên, trên một khu đất dự án tại đường Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, một gara ô tô rộng vài trăm mét vuông được xây dựng trái phép vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Đáng nói là sai phạm diễn ra gần trụ sở chính quyền quận Cầu Giấy.
Kinh doanh sân Pickleball trái phép ở Hoài Đức: Huyện, xã thấy sai nhưng thờ ơ
Nhiều diện tích đất công viên cây xanh của khu Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) tiếp tục bị ‘hô biến’ thành các sân thể thao Pikleball trái phép. Dù trước đó lãnh đạo xã An Khánh từng xác nhận việc các sân xây dựng sai quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích và nói sẽ vào cuộc kiểm tra nhưng không hiểu sao vi phạm không những không bị xử lý mà còn có chiều hướng mở rộng thêm.
Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội
Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cần sử dụng vốn thật hiệu quả, trước hết là nguồn vốn ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư.
18 tập đoàn, tổng công ty chính thức về Bộ Tài chính
Từ hôm nay (1/3) 18 tập đoàn, công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức do Bộ Tài chính quản lý sau khi ủy ban này kết thúc hoạt động.