Thứ ba, 15/11/2022, 06:46 AM
  • Click để copy

Bộ Tài chính khuyến nghị về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát. Trước mắt, việc triển khai Nghị định số 65/2022/NĐ-CP cùng với các giải pháp xử lý nghiêm các vi phạm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vừa qua sẽ giúp thị trường điều chỉnh hướng tới thị trường hoạt động hiệu quả hơn

Đưa TPDN vào khuôn phép

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, thị trường TPDN trong nước đã từng bước phát triển để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã theo sát diễn biến thị trường TPDN để hoàn thiện chính sách

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã theo sát diễn biến thị trường TPDN để hoàn thiện chính sách

Trong quá trình phát triển, thị trường đã phát sinh những rủi ro tiềm ẩn, các cơ quan quản lý và Bộ Tài chính đã theo sát diễn biến thị trường để hoàn thiện chính sách. Theo đó, khung pháp lý về chào bán và giao dịch TPDN đã được Quốc hội, Chính phủ quan tâm ban hành đầy đủ từ cấp Luật, Nghị định đến các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, có 02 loại trái phiếu là trái phiếu phát hành ra công chúng và trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Trong đó, từ năm 2021, 2 phương thức phát hành trái phiếu được phân biệt cụ thể: trái phiếu phát hành ra công chúng được chào bán cho mọi nhà đầu tư và chỉ được chào bán sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép; trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, là các nhà đầu tư có kiến thức, kinh nghiệm và tài sản để đầu tư vào sản phảm có rủi ro cao hơn trái phiếu phát hành ra công chúng. Song song với việc hoàn thiện khung pháp lý, Bộ Tài chính thường xuyên tuyên truyền về TPDN, làm rõ đặc điểm của sản phẩm này khác với sản phẩm tài chính của các NHTM như tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của thị trường TPDN cũng đã xuất hiện một số tồn tại như có doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn, lãi suất cao trong khi tình hình tài chính hạn chế, một số tổ chức cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng dịch vụ, một số nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm đến lãi suất, không đánh giá đầy đủ đặc điểm, bản chất của trái phiếu doanh nghiệp, một bộ phận nhà đầu tư cố tình vi phạm để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Theo đó, hiện tượng các nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua TPDN phát hành riêng lẻ. Trước thực trạng này, từ năm 2019 đến nay, Bộ Tài chính đã thường xuyên thông tin về thị trường TPDN, ban hành 17 thông cáo báo chí, trong đó đã có các cảnh báo đến các doanh nghiệp phát hành, các chủ thể tham gia thị trường và nhà đầu tư cá nhân về các rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Nhà đầu tư phải thận trọng, tỉnh táo

Trước các vi phạm của doanh nghiệp phát hành thời gian qua, trên thị trường xảy ra hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước hạn do quan ngại doanh nghiệp không trả được nợ. Trước tình hình này, Bộ Tài chính đề nghị các chủ thể tham gia trên thị trường cần tuân thủ quy định của pháp luật và lưu ý một số vấn đề.

Nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần tuân thủ quy định pháp luật.

Nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần tuân thủ quy định pháp luật.

Theo đó, đối với doanh nghiệp phát hành với nguyên tắc TPDN phát hành tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm phải tự cân đối dòng tiền để đảm bảo các nghĩa vụ đã cam kết với nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu. Trường hợp có khó khăn về tình hình tài chính thì phải chủ động xây dựng phương án trả nợ cụ thể và làm việc thống nhất với các nhà đầu tư để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp như cơ cấu lại nợ, đàm phán hoán đổi trái phiếu, xử lý tài sản đảm bảo, thỏa thuận thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác của doanh nghiệp; trường hợp không thỏa thuận được sẽ xử lý theo quyết định của tòa án.

Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ: Các tổ chức tư vấn, đại lý phát hành, đại lý lưu ký, chuyển nhượng trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư để đảm bảo các nghĩa vụ đã ký kết cũng như đảm bảo uy tín khi cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Đối với các nhà đầu tư: Khi doanh nghiệp phát hành có khó khăn về thanh toán, nhà đầu tư có thể chủ động làm việc với doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ để thỏa thuận thống nhất phương án xử lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành.

Các nhà đầu tư cần cẩn trọng để phân tích và phân loại các trái phiếu đang sở hữu để có quyết định phù hợp, không nghe tin đồn thất thiệt. Các nhà đầu tư cá nhân khi được giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc có ý định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần yêu cầu tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp phát hành, trái phiếu.

Nhà đầu tư cần đọc, hiểu và nắm rõ các quy định này tại văn kiện trái phiếu và các bản công bố thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần hết sức lưu ý về trách nhiệm và cam kết của các tổ chức cung cấp dịch vụ. Việc các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán phân phối TPDN không có nghĩa là các tổ chức này bảo lãnh, bảo đảm cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là tổ chức cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành, rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thị trường TPDN vẫn là thị trường tiềm năng khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp t crong thời gian tới cho phát triển sản xuất kinh doanh là rất lớn. Do đó, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục phát triển thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh và minh bạch.

Trong đó các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần tuân thủ quy định pháp luật. Ngày 16/9/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP bổ sung các quy định để sàng lọc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, hạn chế việc nhà đầu tư nhỏ lẻ không có năng lực tham gia thị trường; đây cũng chính là các quy định để hạn chế nhà đầu tư cá nhân tiếp cận những rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp khi không có khả năng phân tích, đánh giá và cũng là các quy định để bảo vệ nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ.

Đồng thời, Nghị định cũng tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc tuân thủ phương án và hồ sơ chào bán, yêu cầu chế độ công bố thông tin, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường, hoàn thiện cơ chế quản lý giám sát và trách nhiệm thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý.

"Cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát. Trước mắt, việc triển khai Nghị định số 65/2022/NĐ-CP cùng với các giải pháp xử lý nghiêm các vi phạm của thị trường TPDN vừa qua sẽ giúp thị trường điều chỉnh hướng tới thị trường hoạt động hiệu quả hơn", Bộ Tài chính nêu rõ.

TPDN là một loại sản phẩm chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Nhà đầu tư trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất và được doanh nghiệp trả lãi, gốc khi trái phiếu đến hạn. Thông lệ quốc tế và pháp luật của Việt Nam đều quy định trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

TPDN không phải là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua TPDN. Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

CIC39 bị loại thầu ở cấp tỉnh vì văn bằng 'có dấu hiệu làm giả', vẫn trúng liên tiếp tại Thuận An, Dĩ An, Phú Giáo

CIC39 bị loại thầu ở cấp tỉnh vì văn bằng 'có dấu hiệu làm giả', vẫn trúng liên tiếp tại Thuận An, Dĩ An, Phú Giáo

02/04/2024 09:07

Mới đây, vào tháng cuối tháng 01/2024, tại 02 các gói thầu thi công nâng cấp đường ĐT.746, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương đã phát hiện nhân sự phụ trách quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần CIC39 sử dụng bằng đại học không do Trường ĐH Giao thông vận tải cấp.

Xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng

Xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng

02/04/2024 07:08

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thông qua việc nghiên cứu xây dựng 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.

Phê duyệt 14 ngân hàng, tổ chức tín dụng quan trọng trong hệ thống năm 2024

Phê duyệt 14 ngân hàng, tổ chức tín dụng quan trọng trong hệ thống năm 2024

01/04/2024 11:28

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định 538/QĐ-Ngân hàng Nhà nước phê duyệt 14 ngân hàng thuộc Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2024.

'Biệt thự kiểu mẫu' Hoàn Sơn Bắc Ninh biến thành chung cư mini: Trách nhiệm không biết thuộc về ai!?

'Biệt thự kiểu mẫu' Hoàn Sơn Bắc Ninh biến thành chung cư mini: Trách nhiệm không biết thuộc về ai!?

01/04/2024 09:32

Hàng loạt căn biệt thự tại Dự án Khu nhà ở Hoàn Sơn (xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) bị biến thành các chung cư mini cho thuê trái quy hoạch, không đảm bảo PCCC. Mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh đã ra văn bản chỉ đạo nhưng đến nay các vi phạm vẫn chưa được xử lý. Trong khi đó, Chủ đầu tư khẳng định trách nhiệm trong vụ việc thuộc về chính quyền.

TP Cao Lãnh: Có nên để xây dựng trái phép rồi tìm cách hợp thức hóa?

TP Cao Lãnh: Có nên để xây dựng trái phép rồi tìm cách hợp thức hóa?

01/04/2024 09:19

Hàng loạt công trình như: Nhà hàng ẩm thực sinh thái Lộc Vừng Đỏ (Phường 3); Nhà hàng ẩm thực sinh thái Nét Quê, Karaoke Gold (Phường 4); Nhà hàng sinh thái Ven Sông Tiền và Quán Cà phê Sông Tiền (Phường 6)… ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản phản hồi đến Tạp chí Người Xây dựng.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2024 của Hà Tĩnh tăng trưởng khá

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2024 của Hà Tĩnh tăng trưởng khá

31/03/2024 13:40

Hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) quý I năm 2024 của Hà Tĩnh có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ, tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng thép và phôi thép của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa).

Hà Nội đón hơn 2,26 triệu lượt khách du lịch trong tháng 3/2024

Hà Nội đón hơn 2,26 triệu lượt khách du lịch trong tháng 3/2024

30/03/2024 10:21

Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, lượng khách đến Hà Nội tiếp tục tăng đạt 2,26 triệu lượt khách.Trong đó, khách du lịch nội địa ước đạt gần 1,8 triệu lượt tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch quốc tế ước đạt 468 nghìn lượt tăng 12,6%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8,740 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023.

Một loạt khu giải trí, ẩm thực xây dựng trái phép ở Cao Lãnh, Đồng Tháp

Một loạt khu giải trí, ẩm thực xây dựng trái phép ở Cao Lãnh, Đồng Tháp

29/03/2024 10:42

Hàng loạt công trình như: Nhà hàng ẩm thực sinh thái Lộc Vừng Đỏ (Phường 3); Nhà hàng ẩm thực sinh thái Nét Quê, Karaoke Gold (Phường 4); Nhà hàng sinh thái Ven Sông Tiền và Quán Cà phê Sông Tiền (Phường 6)… ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Giải mã cơn sốt chung cư

Giải mã cơn sốt chung cư

28/03/2024 14:17

Từng một thời bị giới đầu tư “hắt hủi” vì gần như không tăng giá hoặc tăng rất chậm, đột nhiên từ giữa năm 2023 sang đầu năm 2024, phân khúc nhà chung cư lên cơn sốt, giá cứ vùn vụt tăng. Vì sao có hiện tượng này?