Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cảnh báo: “Điều tồi tệ nhất” đang đón chờ châu Âu
Vào hôm 24/5, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cảnh báo rằng, “điều tồi tệ nhất” về việc thiếu dầu và khí đốt vẫn chưa xảy ra ở châu Âu. Đồng thời theo ông, một mùa đông ấm áp đã giúp ngăn chặn những khó khăn lớn trong những tháng gần đây.
Tiểu vương quốc giàu có vùng Vịnh này - một trong những nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới, đang tìm cách ký kết các hợp đồng dài hạn với các quốc gia châu Âu, dù rằng phần lớn các quốc gia này luôn từ chối cơ hội trên, bất chấp đang điên cuồng tìm kiếm các giải pháp thay thế hydrocarbon của Nga.
“Điều duy nhất đã cứu nhân loại và châu Âu trong năm nay, là một mùa đông ấm áp và nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.”- Trích lời ông Saad Al-Kaabi - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar, trong một cuộc họp diễn đàn ở Doha.
Sau khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, người châu Âu bắt đầu lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt vì châu Âu thực thi các lệnh trừng phạt chống lại Moscow, và giá cả cũng đã tăng cao trên thị trường thế giới.
Ông Saad Al-Kaabi nói: “Nếu nền kinh tế bắt đầu cất cánh vào năm 2024 nhờ có một mùa đông bình thường, tôi nghĩ châu Âu sẽ lâm vào cảnh tồi tệ nhất. Nếu họ không nhận ra điều này, nếu họ không có một kế hoạch phù hợp, nếu họ không hạ bệ các công ty dầu khí và nếu họ không ngồi lại để đàm phán với các công ty khai thác, thì người châu Âu sẽ phải đối mặt với một thực tế do chính họ tự áp đặt”.
Hiện nay, Qatar đang phát triển cụm mỏ khí đốt khổng lồ tên North Field – khu vực có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất trên toàn thế giới. Qatar đặt mục tiêu nâng sản lượng lên 126 triệu tấn/năm trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2027.
Ông Kaabi cho biết, tất cả sản lượng từ các mỏ North Field East và North Field South có thể sẽ được dùng để đáp ứng nhu cầu của những thỏa thuận dài hạn vào cuối năm nay.
Ông nói: “Chúng tôi có thể sẽ không có dư khí đốt từ NFE và NFS kể từ cuối năm nay, khi xét về yêu cầu của các hợp đồng dài hạn”.
“Không có người mua”
Vào cuối năm 2022, Qatar đã công bố ký kết một thỏa thuận lớn về việc cung cấp LNG cho Đức trong vòng 15 năm, sau nhiều vòng đàm phán khó khăn với những nước châu Âu muốn tránh ký kết thỏa thuận dài hạn với tiểu vương quốc này, không như những nước châu Á.
Hoàng tử Abdulaziz bin Salman - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ả Rập Xê-út, cũng cho biết châu Âu đã được “cứu nhờ có một món quà mà Chúa ban tặng” vào mùa đông năm 2022. Cũng theo ông, an ninh năng lượng toàn cầu đang bị đe dọa vì “những chính sách dài hạn vội vàng”, tập trung vào việc hạn chế tiêu thụ hydrocarbon vì môi trường.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ả Rập Xê-út nói thêm: “An ninh năng lượng đang bị cản trở. Chúng ta thiếu năng lực vì các nước không chịu đầu tư vào dầu khí. Chúng ta cứ nói về hydrogen lam, xanh lục, tím, hồng, nhưng rốt cuộc, ai mua? Giá bao nhiêu? Chúng ta không chịu nói về dầu mỏ hay khí đốt. Chúng ta đi nói về cái gọi là nhiên liệu xanh và sạch nhất của tương lai. Vậy mà vẫn không có ai mua chúng”.
Các quốc gia vùng Vịnh đang thúc đẩy chính sách khử carbon, nhưng vẫn thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư nhiều hơn vào khí đốt và dầu mỏ để đáp ứng nhu cầu toàn cầu.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - quốc gia đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2023 (COP 28), cũng đang kêu gọi thúc đẩy các chính sách thu giữ CO2 do ngành công nghiệp hydrocarbon thải ra, thay vì dựa vào năng lượng xanh.
Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
07/01/2025, 06:15THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
07/01/2025, 06:1510 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
07/01/2025, 06:14GDP năm 2024 tăng 7,09%
06/01/2025, 13:01Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
30/12/2024, 07:27Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.
Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long
Mới đây, Ban QLDA ở Lào Cai phát hiện trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty Thăng Long có nhân sự sử dụng bằng Đại học Giao thông Vận tải không hợp pháp. Sau đó, doanh nghiệp này có trúng gói thầu trị giá hơn 116 tỷ đồng tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An.
Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực
Một ban quản lý dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây liên tục phát hiện liên danh của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương sử dụng nhân sự có bằng cấp không hợp pháp và thiếu trung thực trong việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhân sự… tại các dự án thi công xây dựng ở tỉnh này.
Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng DIC Holdings có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa bị cấm thầu theo quy định tại Điều 27 và Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận bằng kỹ sư xây dựng Trường Đại học Bình Dương: Bất ngờ nhân tố U&I
Mặc dù liên tiếp bị đơn vị chức năng ở Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện đưa bằng kỹ sư xây dựng dân dụng không hợp pháp của Trường Đại học Bình Dương vào hồ sơ tham gia hoạt động đấu thầu, Công ty CP Xây dựng U&I (Unicons) không những không bị cấm thầu mà còn tiếp tục trúng thầu giá trị lớn.
An Phú Gia (APGcons) gian lận bằng kỹ sư xây dựng, liệu có bị cấm thầu?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng An Phú Gia (APGcons) có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Theo quy định tại Điều 125, Nghị định 24/2024/NĐ-CP, trường hợp giả mạo hồ sơ, tài liệu sẽ bị cấm thầu từ 3-5 năm.
Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
Tại bảng giá đất điều chỉnh mới nhất, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng một m2 tại loạt tuyến đường của quận Hoàn Kiếm
Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhu cầu năng lượng không ngừng gia tăng, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường là một ưu tiên hàng đầu.
Trải nghiệm ưu đãi mùa lễ hội khi săn vé máy bay cùng gia đình, bạn bè từ Vietjet
Tưng bừng mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mang đến ưu đãi giảm giá 10% hạng vé Eco (*) khi đặt vé nhóm đông người từ 3 đến 5 khách (**)