Các tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam
Hầu hết các chuyên gia kinh tế nước ngoài đều lạc quan khi nhận định về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay bất chấp bối cảnh quốc tế còn nhiều khó khăn.

Các tổ chức quốc tế tiếp tục có những đánh giá tích cực về tình hình và triển vọng phát triển của Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Những đánh giá này được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam xác định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Trong bài viết với tiêu đề "Việt Nam đi ngược chiều với xu hướng tăng trưởng yếu của châu Á", Quỹ Tiền tệ quốc tế đánh giá, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ thúc đẩy ngành sản xuất tăng tốc, giúp ngành bán lẻ và du lịch phục hồi phát triển.
Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được nâng lên 7% trong năm 2022, cao hơn 1% so với mức dự báo của 3 tháng trước đó và là lần điều chỉnh tăng mạnh duy nhất trong số các nền kinh tế lớn ở châu Á.
Bà Jiak See Ng - Phó Tổng Giám đốc Tư vấn Tài Chính Deloitte châu Á - Thái Bình Dương cho biết: "Tôi có niềm tin chắc chắn rằng Việt Nam sẽ là nền kinh tế phát triển mới. Việt Nam có nền tảng vững chắc về chuỗi cung ứng. Việt Nam đang thu hút nhiều startup fintech bởi nguồn lực chất lượng cao và sáng tạo. Một yếu tố quan trọng khác là Việt Nam có sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ, sự minh bạch đã tạo điều kiện thuận lợi và công bằng cho các doanh nghiệp ở cả khối tư nhân và nhà nước".
Có thể thấy, lạm phát là một trong những mối quan tâm lớn nhất hiện nay của tất cả các nước. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế, áp lực lạm phát của Việt Nam chủ yếu liên quan đến nhiên liệu và các dịch vụ vận tải. Còn người tiêu dùng phần lớn không bị ảnh hưởng từ việc giá lương thực tăng vọt trên toàn cầu.
Đánh giá của ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá: "Hiển nhiên là các nỗ lực bình ổn giá xăng dầu của Chính phủ Việt Nam đã cho thấy sự hiệu quả. Tác động của giá nhiên liệu tăng lên lạm phát ít hơn đáng kể so với các quốc gia khác".
Xuất khẩu - một trong những động lực phát triển kinh tế của Việt Nam được cho là sẽ bị ảnh hưởng bởi kinh tế toàn cầu giảm tốc. Tuy nhiên, các chuyên gia tin tưởng nền tảng kinh tế vững chắc sẽ giúp Việt Nam vượt qua những khó khăn chung của thế giới.
"Vào năm 2023 có thể chúng ta sẽ thấy nhu cầu tại châu Âu và Mỹ giảm một cách rõ rệt hơn. Tuy nhiên, Việt Nam có rất nhiều thị trường xuất khẩu khác, vì vậy tôi chắc rằng tình hình xuất khẩu sẽ không bị tác động tiêu cực", ông Preben Hjortlund,Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp các nước Bắc Âu tại Việt Nam (NordCham) nhận định.
Các chuyên gia cũng kiến nghị, trong bối cảnh bất ổn của kinh tế toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách cần linh hoạt và đưa ra điều chỉnh kịp thời để ứng phó với các thách thức và hạn chế rủi ro.
Giám đốc WB Việt Nam - bà Carolyn Turk cũng cho rằng, để duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ mong muốn, Việt Nam cần tăng năng suất ở mức 2-3% mỗi năm.
"Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng năng suất lao động chỉ có thể đạt được bằng cách đầu tư cho hệ thống giáo dục. Lực lượng lao động có năng lực cạnh tranh sẽ đem lại hiệu suất là yếu tố Việt Nam rất cần trong dài hạn", Giám đốc WB Việt Nam nhấn mạnh.

Nhiều điểm mới trong quy định kinh doanh xăng dầu
17/03/2025, 10:40
Thấy gì từ khung pháp lý cho tiền điện tử của các nước
17/03/2025, 10:39
Chuẩn bị các điều kiện phục vụ xuất khẩu 500 tấn vải u hồng sang châu Âu
16/03/2025, 17:49
Giá vàng liên tục lập đỉnh: Tăng gần 3 triệu đồng trong 3 ngày
14/03/2025, 14:18
Doanh nghiệp phải đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế trước 20/4
14/03/2025, 14:16
Xây quảng trường, công viên hồ Gươm: Tái định cư các hộ dân ở Đông Anh
12/03/2025, 14:37Mỹ miễn trừ thuế ô tô với Canada và Mexico, giữ nguyên thuế mặt hàng năng lượng
Trước nguy cơ xảy ra bất ổn nền kinh tế, Mỹ đã ra quyết định hoãn áp thuế đối với Canada và Mexico ở một số mặt hàng.
Đề xuất giãn thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh tác động đến thị trường và doanh nghiệp
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) đã đề xuất giãn thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực lên thị trường và doanh nghiệp.
Xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt hơn 127 tỷ USD
Trong 2 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước.
Đề xuất 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã đề xuất 10 giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand
Hãng hàng không Vietjet vừa công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của xứ sở kiwi.
Các ngân hàng bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất
Các ngân hàng hôm nay (3/3) đã bắt đầu giảm lãi suất huy động sau những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Ba yếu tố chính giúp Việt Nam an toàn trước chính sách thuế quan của Mỹ
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một loạt các chính sách thuế quan, điều này đã tạo ra nhiều thách thức cho các quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Bắc Ninh: Đường giao thông sạt lở và dấu hỏi chất lượng công trình tại Dự án Kênh Tào Khê gần 200 tỷ đồng
Tại khu vực bờ kè sông Chì (Mộ Đạo, Quế Võ, Bắc Ninh) thuộc Dự án cảo tạo, nâng cấp Kênh Tào Khê (mức đầu tư gần 200 tỷ đồng) xuất hiện nhiều mảng bê tông vỡ nứt, sạt lở. Đặc biệt con đường giao thông cạnh công trình cũng bị sạt lở, tình trạng kéo dài gần 1 năm nhưng chưa được khắc phục.
Xây dựng phát triển KCN tại Bình Thuận: Nguy cơ lãng phí nguồn lực đất đai!
Tính đến đầu năm 2025, toàn tỉnh Bình Thuận có 7/9 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm đạt gần 960 ha nhưng mới chỉ lấp đầy khoảng 27,73%. Khu công nghiệp Hàm Kiệm II (xã Hàm Kiệm, huyện HàmThuận Nam, tỉnh Bình Thuận) vài năm gần đây dường như “dậm chân tại chỗ” do vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp cổ phần, mà đã đến lúc cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng địa phương.