Thứ tư, 19/09/2018, 12:34 PM
  • Click để copy

Cận cảnh cây cầu ngói quý hiếm của Việt Nam trên đất Cố đô

Cầu ngói Thanh Toàn (tỉnh Thừa Thiên - Huế) là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Ngày nay, cây cầu thu hút đông đảo du khách thập phương về tham quan, dừng chân nghỉ mát.

can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Cách trung tâm TP Huế khoảng 7km về phía Đông Nam, từ lâu, cầu ngói Thanh Toàn là điểm đến trong hành trình khám phá mảnh đất Cố đô Huế của du khách trong và ngoài nước.
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Cây cầu bắc qua con mương ở làng Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu được làm bằng gỗ, hình võng, dựng theo lối “thượng gia, hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu).
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Theo tìm hiểu, cây cầu này được xây dựng vào năm 1776.
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Cầu này do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo (vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông) cúng tiền cho làng xây dựng để dân làng qua lại và lữ khách phương xa dừng chân lỡ bước, nghỉ ngơi.
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Để tưởng nhớ công lao của bà, vào năm 1925, vua Khải Ðịnh đã ban sắc phong thần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò và lệnh cho nhân dân lập bàn thờ ở giữa cầu để thờ cúng bà. 
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Cầu có chiều dài 17 mét và chiều rộng 4 mét, lợp ngói âm ống men Thanh Lưu Ly (loại chỉ dùng trong các công trình của vua chúa) chia làm 7 gian, phần mái được trang trí hình rồng với nghệ thuật khảm sành độc đáo, hai bên cầu có dãy bục gỗ và lan can để du khách và người dân ngồi nghỉ ngơi. 
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Tháng 7/1990, cầu ngói Thanh Toàn được công nhận là di tích cấp Quốc gia.
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Từ lâu, cây cầu đã gắn bó với đời sống của người làng quê xứ Huế, nó không chỉ giúp người dân qua lại, mà còn là giá trị văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn con người nơi đây - mộc mạc, hiền lành, chịu thương chịu khó... Đó là nơi nghỉ chân sau khi làm đồng áng vất vả, là nơi tựa lưng cho giấc ngủ say nồng, đêm đến các cặp trai gái ngồi trên cầu tâm sự…
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Đến đây, du khách được hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên, cuộc sống làng quê bình dị, xem tận mắt cây cầu gỗ độc đáo, thăm bảo tàng nông cụ. Ngồi trên cầu, bạn có thể cảm nhận được luồng gió thổi mát mẻ, trước mắt là con sông Như Ý, cánh đồng ruộng của người dân và con người sinh hoạt.
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Vào những dịp đặc biệt như Festival Huế, chợ quê ngày hội… du khách còn được hòa mình vào không gian làng quê đúng nghĩa với những hình ảnh quen thuộc như chiếc nón lá, ghe thuyền, buôn bán trái cây, làm tò he… và nhiều trò chơi dân gian đặc sắc.
 

Đến Cố đô, không thăm chùa này xem như chưa đến Huế

Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Cố đô, đa phần du khách đều muốn dành thời gian khám phá ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm bên dòng sông Hương. Bởi nếu đến Cố đô Huế mà chưa đặt chân đến chùa Thiên Mụ, xem như chưa đến Huế.