Cần xây dựng chuỗi cung ứng do doanh nghiệp Việt dẫn đầu
Việc liên kết giữa doanh nghiệp (DN) Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để DN nội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trên thực tế, dù đã có nhiều cố gắng và triển khai không ít các hoạt động kết nối nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng.
Động lực tăng trưởng chính
Công nghiệp chế biến, chế tạo luôn giữ vai trò quan trọng và là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là ngành tạo được sức hấp dẫn, thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Minh chứng cho điều này, tại Tọa đàm “Phát triển vị thế ngành công nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu” do Báo Công Thương tổ chức chiều 8/8 tại Hà Nội, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết: Năm 2020, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%.
Chỉ số chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 mặc dù chỉ tăng 1,6% so với tháng 6 nhưng tăng tới 11,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 2,2%). Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp khi tăng 9,7%, đóng góp 7,6 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung và được đánh giá là động lực tăng trưởng của ngành công nghiệp.
Công nghiệp chế tạo cũng tạo được sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam thu hút 16,03 tỷ USD vốn FDI, trong đó vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, đạt gần 8,84 tỷ USD, chiếm 63% tổng vốn FDI.
Chỉ 300 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Tại tọa đàm, các diễn giả đều có chung nhận định, dù ngành công nghiệp, đặc biệt là chế biến chế tạo phát triển mạnh mẽ, nhưng sự liên kết giữa DN Việt Nam và DN FDI còn lỏng lẻo. Việc liên kết giữa DN Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để DN nội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trên thực tế, dù đã có nhiều cố gắng và triển khai không ít các hoạt động kết nối nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng.
Đề cập thực trạng DN chế biến, ông Phạm Tuấn Anh cho biết: Hiện Việt Nam có khoảng 5.000 DN chế biến tham gia cung cấp linh kiện phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, cơ khí. Trong đó, 70% DN tham gia cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước và 8% cung cấp cho nhà xuất khẩu và 17% là tham gia cung cấp cho cả hai.
"Như vậy, có thể nói khoảng 30% DN công nghiệp hỗ trợ (300 DN) đã tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Mặc dù Chính phủ đã phối hợp với các tổ chức, DN triển khai các hoạt động tăng cường liên kết giữa các DN FDI và DN nội địa Việt Nam, tuy nhiên sự liên kết này còn lỏng lẻo", ông Phạm Tuấn Anh nói.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho biết, ngoài xuất phát điểm thì phải kể tới đặc thù của ngành công nghiệp này là ngành yêu cầu tập trung vốn, công nghệ. Đây lại là hai điểm yếu của DN Việt Nam, do DN vừa và nhỏ, hạn chế về nguồn lực. Vì thế, năng lực phát triển và đáp ứng yêu cầu trong chuỗi giá trị toàn cầu là hạn chế.
Thêm nữa, do nước ta đi sau nên các hạng mục tham gia thấp nhất. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có đặc trưng là vừa tập trung vốn, công nghệ theo chuỗi giá trị toàn cầu vừa tập trung lao động. Đây là lợi thế cũng là bất lợi bởi Việt Nam phát triển ở mức độ thấp nhất, đóng góp giá trị thấp nhất trong chuỗi cung ứng, chủ yếu bằng sức lao động trong khi hàm lượng chất xám không nhiều.
Trong khi đó, ông Phạm Anh Tuấn lý giải, hiện Việt Nam chưa có DN đóng vai trò dẫn dắt mang tính lan tỏa trong ngành công nghiệp. Trình độ DN và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Công tác R&D (nghiên cứu và phát triển), phát triển sản phẩm mới chưa được quan tâm và thiếu nguồn vốn đầu tư.
Trong khi đó, việc ban hành và bố trí các nguồn lực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn chưa hiệu quả do mâu thuẫn chồng chéo của các luật ngành khác.
Cần xây dựng chuỗi cung ứng do doanh nghiệp Việt dẫn đầu
Cho rằng sự liên kết giữa DN Việt Nam và DN FDI là vấn đề then chốt của công nghiệp Việt Nam, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng: Muốn tham gia chuỗi phải tạo và xây dựng, phát triển chuỗi của người Việt do DN Việt dẫn đầu.
Trong trường hợp chưa có được điều đó thì phải chú ý làm sao các DN của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu do các tập đoàn đa quốc gia dẫn dắt.
Tình huống tham gia vào chuỗi của các tập đoàn đa quốc gia dẫn dắt khá khó khăn vì họ có chuỗi cố định, nhiều DN đã đi cùng với họ. Khi họ đến một quốc gia khác, nếu DN nước sở tại không đáp ứng được yêu cầu, họ sẽ có lý do để đưa DN của họ vào.
"Như vậy, sân chơi dành cho các DN Việt Nam, lợi ích dành cho DN Việt Nam sẽ bị mất đi. Nếu không có chiến lược thì Việt Nam ngày càng ở thế bất lợi. Việc gia tăng sản lượng công nghiệp không hoàn toàn tương ứng với năng lực của sản xuất công Việt Nam theo đúng nghĩa gốc", chuyên gia đánh giá.
Ở góc độ DN, theo bà Trần Thị Thu Trang – Giám đốc Công ty CP sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel: Có 3 vấn đề cần được giải quyết triệt để nhằm tránh mất cơ hội. Thứ nhất, các DN, tập đoàn nước ngoài tham gia là các DN đầu chuỗi. Theo đó họ sẽ có sự ưu tiên cho các DN của nước họ và đây là điều tất nhiên chúng ta không thể "chen chân" vào.
Tuy nhiên họ vẫn thích các DN tại địa phương mà họ đến đầu tư vì có nhiều lợi thế, ít rủi ro, nhân công rẻ. Do đó vẫn có cơ hội nào đó cho DN công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Và câu hỏi đặt ra là "làm sao để các DN trong nước "chen chân" được với các DN nước ngoài?".
Thứ hai là cạnh tranh về giá vẫn là thách thức, đây là cạnh tranh sòng phẳng toàn cầu. Các nước cho vay ưu đãi Chính phủ 0,5-1%, còn Việt Nam lãi suất cho vay đến hơn 6%.
Thứ ba, cần giải quyết triệt để vấn đề nguyên vật liệu bởi việc nhập khẩu làm cho giá trị gia tăng cao
Ngoài ra, muốn nâng cao vị thế cạnh tranh, các DN Việt Nam phải học tập liên tục và luôn phải có chiến lược, tầm nhìn đi trước mới có thể đáp ứng mong đợi của khách hàng...
Cùng chủ đề
‘Cánh cửa’ để doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu
Vietjet công bố đường bay Melbourne – Hà Nội tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Australia 2024
Tập đoàn công nghệ thực phẩm hàng đầu thế giới: Sức mạnh tổng hợp và tinh thần tiên phong đã nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế
Giá cước vận tải biển tăng gấp đôi, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?
IEAE Hà Nội: Cầu nối cho các doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh
Khôi phục cung cấp điện cho 92% khách hàng bị ảnh hưởng do bão
14/09/2024, 17:44THACO AUTO lần đầu tiên xuất khẩu linh kiện ô tô sang Ấn Độ
14/09/2024, 09:15Ngành thủy sản miền Bắc bị tàn phá nặng nề do bão số 3
13/09/2024, 17:04Người Vietjet hướng về miền Bắc yêu thương
13/09/2024, 05:54Chào thu tháng 9 với loạt ưu đãi cực chất bay khắp thế giới cùng Vietjet
10/09/2024, 15:23T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
10/09/2024, 14:32Nhân rộng các mô hình kinh tế
07/09/2024, 15:00Mùa mắc coọc ở Mường Chanh
07/09/2024, 14:58Ngày đôi 9/9, săn vé máy bay giảm 99% bay khắp thế giới cùng Vietjet
Tưng bừng siêu khuyến mãi ngày đôi 9/9, Vietjet dành tặng hành khách vé máy bay giảm đến 99% (*) áp dụng trên tất cả các đường bay trong nước và quốc tế.
Ra mắt Vinhomes Global Gate - Vinhomes Cổ Loa: Khách hàng cần lựa chọn kênh phân phối uy tín
Dự án Vinhomes Global Gate – Vinhomes Cổ Loa đã chính thức ra mắt thị trường, lựa chọn nhà phân phối uy tín để đầu tư là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm lúc này.
Vinamilk: Sữa ‘Made in Việt Nam’ sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
Không chỉ đóng góp tích cực cho hiệu quả kinh doanh, mảng kinh doanh quốc tế của Vinamilk cũng đang đưa niềm tự hào “thương hiệu Việt” ra thế giới. Liên tiếp gia tăng thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng, sở hữu nhiều tiêu chuẩn cao của thế giới, Vinamilk đang khẳng định sữa “made in Vietnam” hoàn toàn có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Niềm vui bất ngờ ngày khai giảng dành tặng học sinh khó khăn tỉnh Bến Tre
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Đại đô thị phía Tây Hà Nội đón nguồn cung căn hộ mới trong tháng 9
Quy hoạch hạ tầng tiện ích đã hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do khiến các dự án chung cư mới tại thị trường Tây Hà Nội đều nhanh chóng “hết hàng”.
Bộ Công Thương: Tháo gỡ những ràng buộc trong kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn đề nghị tham gia ý kiến dự thảo phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ Công Thương năm 2025.
World Travel Awards tiếp tục vinh danh Vietjet với bộ đôi giải thưởng về dịch vụ khách hàng
Theo đó hãng không Vietjet nổi bật tại World Travel Awards 2024 khi xuất sắc giành được bộ đôi giải thưởng về dịch vụ khách hàng.
Bay khắp Australia, hòa mình cùng Lễ hội thả diều Vietjet Redcliffe Kitefest
Đón xuân rực rỡ tại “Xứ sở chuột túi”, bay cùng Vietjet khám phá Lễ hội thả diều Vietjet Redcliffe KiteFest đầy màu sắc từ 14-15/9/2024 tại Redcliffe, Queensland, Australia.
Vietjet tổ chức ngày hội tuyển dụng lớn nhất năm 2024
Nhằm phục vụ kế hoạch mở rộng mạng đường bay, Vietjet mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ và các ứng viên có ước mơ chinh phục bầu trời trong ngày hội tuyển dụng quy mô lớn nhất năm 2024.