Cho vay bất động sản 'khủng' khiến nợ xấu PVcomBank tăng nhanh?
Báo cáo tài chính quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) cho thấy, cho vay bất động sản và xây dựng của nhà băng này tăng, tuy nhiên nợ xấu cũng tăng đặc biệt ở nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn.
Nợ xấu gia tăng, trong khi cầu tín dụng còn thấp do khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp yếu. Ngành Ngân hàng đang phải đối mặt với nợ xấu tăng cao, dẫn tới hệ lụy chất lượng nợ cho vay kém, có nghĩa chất lượng tài sản ngân hàng đi xuống.
Nợ có khả năng mất vốn của PVcomBank tăng
Theo báo cáo tài chính quý 1/2024 của Ngân hàng PVcomBank, cho vay lĩnh vực xây dựng và bất động sản đều tăng mạnh, trong đó cho vay trong xây dựng tăng hơn 200 tỷ đồng, lên mức 2.560,261 tỷ đồng đồng. Tương tự cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản của nhà băng này tính đến quý 1/2024 đạt mức 19.839,720 tỷ đồng, tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2023.
Việc đổ vốn cho vay nhiều vào lĩnh vực bất động sản của PVcomBank được xem ngược dòng, khi nhiều nhà băng đã thận trọng hơn khi rót vốn vào lĩnh vực bất động sản, thay vào đó hướng đến cho vay ở nhiều lĩnh vực khác như hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, sản xuất, năng lượng tái tạo…
Báo cáo quý 1/2024 của PVcomBank cho thấy, cho vay theo ngành kinh tế khoản vay của PVcomBank với lĩnh vực chuyên môn, khoa học và công nghệ đã giảm hơn 100 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm nay. Ngược lại khoản vay cho thuê kho bãi tăng mạnh thêm hơn 300 tỷ đồng.

Nợ có khả năng mất vốn của PvcomBank tăng
Cùng với việc cho vay bất động sản tăng thì nợ xấu của PVcomBank trong quý 1/2024 cũng tăng mạnh lên gần 4%, trong đó, nợ xấu tăng mạnh ở nhóm nghi ngờ (+15,8%) và có khả năng mất vốn (+17,4%). Cụ thể, tính đến hết ngày 31/3/2024, nợ cấu của PVcomBank ở mức 3.882,385 tỷ đồng. Đáng chú ý trong nợ xấu của PVcomBank, chủ yếu nằm ở nhóm 4 và nhóm 5. Theo đó, nợ nhóm 4 – nợ nghi ngờ tăng từ 576,853 tỷ đồng hết năm 2023 tăng lên 668,072 tỷ đồng (tính đến 31/3/2024). Trong khi nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn còn tăng mạnh hơn, từ mức 2.433,477 tỷ đồng hết năm 2023 sau 3 tháng đầu năm 2024 lên mức 2.855,775 tỷ đồng.
Tính đến 31/3/2024, dự phòng rủi ro PVcomBank tăng lên mức 2.024,943 tỷ đồng, trước đó kết thúc năm 2023, dự phòng rủi ro của nhà băng này chỉ là 1.889,516 tỷ đồng.
Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với tổng nợ xấu là 224.146 tỷ đồng, tăng đến hơn 14% cuối năm 2023. Trong đó, số dư nợ xấu của 26/28 nhà băng đã tăng so với cuối năm rồi.
Trong báo cáo phân tích mới công bố, Công ty chứng khoán ACBS cho biết, nợ xấu đang gia tăng và áp lực dự phòng lớn với các ngân hàng. Nợ xấu, nợ nhóm 2 và nợ tái cơ cấu đều có xu hướng tăng lên trong quý I/2024. Xét về tổng thì tỷ lệ này đang thấp hơn giai đoạn quý II-III/2020 là giai đoạn dịch Covid-19. Nhưng xét riêng lẻ thì tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) và nợ nhóm 2 lại đang tăng lên đáng kể, cho thấy là một lớp nợ xấu mới đang có dấu hiệu hình thành.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn quý II/2020, quý II/2021 và quý III/2021, quý I/2023, nợ tái cơ cấu giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên từ quý II/2023 tới nay, nợ tái cơ cấu đang có xu hướng tăng dần. Tỷ lệ LLR – dự phòng bao phủ nợ xấu tiếp tục giảm sau khi tăng nhẹ vào quý IV/2023 cho thấy áp lực trích lập dự phòng của hệ thống ngân hàng vẫn còn khá lớn trong giai đoạn tới.Theo các chuyên gia, trong khi nợ xấu liên tục tăng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng giảm khi tốc độ tăng dự phòng không đuổi kịp mức tăng của nợ xấu.
Tổng hợp từ 28 ngân hàng, số dư dự phòng rủi ro đạt 194.939 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cuối năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh ghi nhận vào cuối quý III/2023 (gần 196.000 tỷ đồng).
Lùm xùm thông tin dự án Tokyo Tower liên quan đến Công ty Nhật Nam, PVcomBank lên tiếng
Tháng 9/2023, Cơ quan cảnh sát điều tra (Phòng cảnh sát kinh tế) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Vũ Thị Thúy (40 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam - về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điều 74 Bộ luật Hình sự.
Quá trình điều tra, bước đầu xác định Vũ Thị Thúy đã đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về các dự án. Trong đó có việc sử dụng thông tin, hình ảnh của dự án Tokyo Tower để huy động vốn.

Lùm xùm thông tin dự án Tokyo Tower liên quan đến Công ty Nhật Nam
Theo tìm hiểu được biết, dự án Tokyo Tower (tên cũ là Hanoi Landmark 51), được khởi công từ tháng 4/2015 với 51 tầng, 688 căn hộ, diện tích khu đất là 4.557,3 m2. Dự án do Công ty CP Sông Đà 1.01 và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Vinafor làm chủ đầu tư, còn PVcomBank là đơn vị tài trợ vốn và bảo lãnh.
Dự án Tokyo Tower đã được thế chấp, bảo đảm cho nghĩa vụ nợ của Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 tại PVcomBank. Theo PvcomBank, Công ty Sông Đà 1.01 đã không thực hiện đúng cam kết với ngân hàng nên PvcomBank cho biết đã tiến hành thu giữ toàn bộ tài sản còn lại của dự án Tokyo Tower.
Trước đó vào năm 2022, ông Tạ Văn Trung - người đại diện theo pháp luật của Sông Đà 1.01 và người liên quan đã tiến hành chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho nhóm cổ đông của bà Vũ Thị Thúy, tổng giám đốc Công ty Nhật Nam. Mặc dù vậy PVcomBank lại khẳng định dự án Tokyo Tower không liên quan đến bất cứ hoạt động huy động vốn hay kinh doanh nào của bà Vũ Thị Thúy và Công ty Nhật Nam.
Vào cuối năm 2023, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định kiểm tra PVcomBank, mục đích nhằm đánh giá kết quả thực hiện kết luận thanh tra cũng như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; qua đó xem xét đánh giá nội dung nào đã thực hiện, đang thực hiện và nội dung nào chưa thực hiện, làm rõ nguyên nhân và các khó khăn vướng mắc. Trên cơ sở đó TTCP tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cùng chủ đề
Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2022 Ngân hàng PVcomBank
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 Ngân hàng PVcombank
Khởi tố vụ án 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' tại PVcomBank
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2019 Ngân hàng PvcomBank
Sự thật về tin đồn nữ lái xe BMW gây tai nạn hàng loạt là lãnh đạo ngân hàng PVcombank

Thuế đối ứng là gì và được tính như thế nào?
03/04/2025, 15:49
Công an, Quân đội Việt Nam cử lực lượng cứu trợ động đất tại Myanmar
02/04/2025, 16:00
Áp thuế thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc từ 15,67% đến 37,13%
02/04/2025, 10:59
Quy định mới về giá bán lẻ điện bình quân tối đa
02/04/2025, 10:51
Ô tô, gỗ, ethanol và nhiều mặt hàng được áp thuế nhập khẩu ưu đãi
01/04/2025, 15:31
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
31/03/2025, 11:51Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Chỉ thị số 10/CT-TTg, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hàng loạt dự án của TTC Land ở TP.HCM 'bất động' nhiều năm: Có dấu hiệu sử dụng sai mục đích!
Nhiều dự án bất động sản Panomax River Villa, Charmington Iris, Charmington Dragonic… do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) làm chủ đầu tư hoặc đơn vị phát triển bị vướng pháp lý nên nằm “bất động” nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực đất đai. Điều đáng chú ý, một số dự án “bất động” nhiều năm của TTC Land lại đang được sử dụng vào mục đích cho thuê trái phép, sử dụng sai mục đích như: điểm trông giữ và rửa xe ô tô, quán cà phê…
Nhà ở xã hội tại KCN Hàm Kiệm II: Vì sao 7 năm chưa đưa vào sử dụng?
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án nhà ở xã hội cho công nhân Khu công nghiệp Hàm Kiệm 2, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) thi công từ tháng 12/2016, đến đầu năm 2018 cơ bản hoàn thành phần thô… nhưng đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa đưa vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai và tài sản doanh nghiệp.
Bình Thuận thông tin về dự án hơn 20 năm chưa triển khai do vướng mặt bằng
Liên quan đến Dự án xây dựng nhà hàng ăn uống và phục hồi sức khỏe Mimispa tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) được giao đất từ năm 2003 nhưng đến nay vẫn “bất động” vì công tác đền bù, giải tỏa. Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận (nay là Sở Tài chính) có thông tin phản hồi đến Tạp chí Người Xây dựng.
Dự án Phú Đông SkyOne chưa xong định giá đất đã rầm rộ rao bán
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Dương xác nhận dự án Khu căn hộ Phú Đông SkyOne tại khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp (TP.Dĩ An) do Công ty TNHH Đầu tư Phú Đông 5 làm chủ đầu tư hiện chưa hoàn thiện chứng thư định giá đất. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024, trên mạng internet đã rầm rộ rao bán, nhận đặt cọc, giữ chỗ…
Phê duyệt 1.357ha lấn biển cho dự án 'siêu đô thị' Cần Giờ
UBND TPHCM vừa phê duyệt 1.357ha lấn biển thuộc dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ).
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng đến xây dựng chương trình hợp tác toàn diện với Tổng hội Xây dựng Việt Nam
Sáng ngày 21/3, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tổng hội Xây dựng Việt Nam về định hướng hợp tác giữa hai đơn vị trong thời gian tới.
Giá trị bất động sản Đông Bắc Hà Nội bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Sự xuất hiện của nguồn cung mới chất lượng cao cộng hưởng cùng những đổi thay của hạ tầng giao thông trong tương lai gần là động lực xoay chuyển dòng tiền đầu tư đổ mạnh vào thị trường Đông Bắc Hà Nội. Những yếu tố này không chỉ tạo nên bức tranh sôi động mà còn mở ra cơ hội đầu tư đầy triển vọng trong ngắn, trung hạn và dài hạn.
Giá vàng liên tục tăng nóng, chuyên gia cảnh báo rủi ro
Thời gian qua, giá vàng liên tục thiết lập các mốc mới. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo người mua cần cẩn trọng rủi ro có thể tới với những biến động khó lường.