Chuẩn bị xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km, vận tốc 120km/h
UBND tỉnh Thái Bình vừa thông báo về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình trong thời gian tới. Tuyến đường có chiều dài khoảng 60,9km với 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120km/h.
Tổng mức đầu tư cho tuyến đường cao tốc Nam Định - Thái Bình là hơn 19.784 tỷ đồng, bao gồm cả lãi vay. Trong đó, vốn nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm thu xếp là hơn 10.447 tỷ đồng (52,81%). Vốn Nhà nước là 9.337 tỷ đồng (47,19%); bao gồm vốn ngân sách Trung ương 6.200 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh Thái Bình 1.462 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh Nam Định 1.675 tỷ đồng.

Tuyến đường cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km, tổng mức đầu tư hơn 19.784 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)
Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cho biết, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (cơ quan được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) phê duyệt quyết định đầu tư. Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Geleximco.
Dự án được đầu tư dài 60,9km (qua Nam Định dài 27,6km, qua Thái Bình dài 33,3km). Điểm đầu tại đầu cầu vượt sông Đáy (xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định), điểm cuối tại nút giao giữa quốc lộ 37 mới và đường ven biển (xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).
Trên tuyến có 23 cầu, 4 cầu vượt ngang tại các nút giao liên thông, 2 trạm dừng nghỉ (1 tại địa bàn huyện Trực Ninh - Nam Định, 1 tại địa bàn huyện Kiến Xương-Thái Bình). Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc, 4 làn xe, nền rộng 24,75m, vận tốc thiết kế 120km/giờ. Dự án được áp dụng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền, tổng khối lượng khoảng 5,2 triệu m3.
Thời gian thu phí hoàn vốn là 25 năm 4 tháng. Tỉnh Thái Bình sẽ đấu thầu dự án rộng rãi trong nước, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư vào quý IV/2024, khởi công năm 2025, hoàn thành cơ bản vào năm 2027, đưa vào vận hành khai thác từ năm 2028.
Trước đó, vào ngày 25/12/2023, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng có ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối các tỉnh khu vực Nam sông Hồng, Bắc miền Trung với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện và các tỉnh duyên hải vùng Đồng bằng sông Hồng.
Việc đầu tư tuyến cao tốc sẽ mở ra không gian phát triển mới cho vùng phía Nam Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, đồng thời giúp giảm chi phí logistics và đảm bảo an toàn giao thông.
Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ kết nối với các tuyến đường lớn như cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 10, quốc lộ 1, quốc lộ 21, quốc lộ 37 mới và các trục phát triển kinh tế khác như đường trục kinh tế tỉnh Nam Định, tuyến Nam Định - Lạc Quần, tuyến Thái Bình - Cồn Vành.
Dự án cũng giúp kết nối với các sân bay quốc tế Cát Bi và Vân Đồn, các cảng biển và cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tăng cường khả năng kết nối giao thông trong khu vực và giữa các địa phương duyên hải Bắc Bộ.

Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
06/03/2025, 15:20
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
05/03/2025, 14:29
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu cát, nguy cơ chậm tiến độ
04/03/2025, 15:09
Những chính sách có hiệu lực từ hôm nay (1/3/2025)
01/03/2025, 13:29
Chủ tịch Hà Nội 'chốt' ngày khởi công cầu Tứ Liên
28/02/2025, 14:17Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công
Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02
Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.
Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão
Do những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi và Trà Mi, Hội đồng Ủy ban bão quốc tế đã thống nhất loại hai cái tên này ra khỏi danh sách đặt tên bão.
Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.
Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá
Theo ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia, việc nhà nước đặt hàng mang lại sự ổn định cho các nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt, việc có một đối tác chiến lược như nhà nước sẽ giúp hình thành ra các "kỳ lân" với công nghệ đột phá phát triển và trưởng thành.
Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã công bố nguyên nhân của việc bùn đất, phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
[Infographic] Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.