Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'
“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.
Bộ phim mang đến đề tài hấp dẫn về công việc hy sinh thầm lặng, đầy ý nghĩa của những người lính cứu hỏa trong thời đại này và được thể hiện bởi dàn diễn viên trẻ đầy đam mê như Lãnh Thanh, Trần Ngọc Vàng, Xuân Phúc, Hồ Thu Anh. Các diễn viên không ngại trực tiếp tham gia vào quá trình rèn luyện đầy gian khổ cùng các chiến sĩ chuyên nghiệp và đích thân thực hiện những cảnh quay hành động nguy hiểm, phức tạp, có độ khó cao.
Lãnh Thanh vào vai Đức Anh, người lính cứu hỏa chuyên nghiệp với ngoại hình rắn rỏi. Nhân vật có tính cách quả cảm, can trường với những nỗi trăn trở, ám ảnh về bóng ma quá khứ. Còn Trần Ngọc Vàng đảm nhận vai Minh Long, anh lính cứu hỏa trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm nhưng tràn đầy nhiệt huyết. Nữ diễn viên Hồ Thu Anh vào vai thành viên nữ duy nhất trong đội cứu hỏa. Nam diễn viên Xuân Phúc vào vai trưởng nhóm Toàn Thắng, nhân vật có diễn biến tâm lý phức tạp và cũng là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho anh em. Nhân vật Toàn Thắng cũng phải đấu tranh tâm lý giữa việc được theo nghề vì lý tưởng hay rời bỏ nghề vì gia đình nhỏ của mình.
Bộ phim do đạo diễn Trần Thanh Huy thực hiện, được lấy cảm hứng, làm lại từ phim “Nước mắt của hỏa thần” (Tears On Fire) - loạt phim truyền hình đình đám của Đài Loan. Bên cạnh việc khắc họa những ca cứu hộ, cứu nạn đầy gian nan, phải đối mặt với lằn ranh sinh tử, phim còn hé lộ cho khán giả nhiều góc khuất nội tâm và những câu chuyện giàu cảm xúc trong đời sống riêng của những người lính cứu hỏa.
Với chủ đề đầy gai góc và căng thẳng về những người lính cứu hỏa xông vào nguy hiểm, “Đi về phía lửa” muốn cho người xem thấy rõ hơn về công việc phải đối mặt với lằn ranh giữa sự sống và cái chết của những người lính trong thời bình. Họ không chỉ quên hết hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ mà còn phải trải qua những mảng tối của nghề khó có thể chia sẻ cùng ai.
Tác phẩm như một sự tri ân gửi đến những hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ, lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn trên khắp cả nước đã không quản ngại gian khổ, vất vả, sẵn sàng đánh cược mạng sống và hy sinh cuộc sống cá nhân của mình để chiến đấu với "giặc lửa", gìn giữ tính mạng và tài sản cho người dân. Bộ phim dự kiến sẽ lên sóng Truyền hình K+ vào dịp Tết Nguyên đán năm 2024.
Ngành Du lịch TP HCM đón 980.000 lượt khách trong dịp lễ 2/9
05/09/2024, 12:26Fansipan tưng bừng “Mùa vàng bản Mây”, mỗi tuần một lễ hội
15/08/2024, 14:49Du lịch hè 2024: Du khách đổ xô đi nước ngoài, tour nội địa ế ẩm
30/06/2024, 14:30Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng
17/06/2024, 09:28Nỗi buồn sách điện tử
18/03/2024, 16:27Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây
Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.
Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ
Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.
Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.
Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm
Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.
Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?
Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.
Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết
Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024
Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'
“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.
Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt
Lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ Thượng tiêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Cây nêu được dựng lên cũng là lời báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu.