Thứ sáu, 12/10/2018, 15:31 PM
  • Click để copy

Chuyên gia lưu ý Hà Nội vụ thay thế đê đất bằng đê bê tông, mở rộng đường Âu Cơ vì ý nghĩa tâm linh

Theo nhận định từ chuyên gia, việc thay thế đê đất bằng đê bê tông để mở rộng làn đường Âu Cơ cần phải xem xét rất thận trọng.

chuyen-gia-luu-y-ha-noi-vu-thay-the-de-dat-bang-de-be-tong
Đoạn đê được đề xuất thay thế bằng đê bê tông để mở rộng đường Âu Cơ (màu xanh) - (Ảnh: Google maps).

Thay thế đê đất để mở rộng đường

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù để triển khai thay thế một phần đê đất bằng bê tông cốt thép, kết hợp mở rộng mặt đường Âu Cơ đoạn từ đường Nghi Tàm (tại điểm giao với đường Xuân Diệu) đến ngã ba Âu Cơ - đường dẫn lên cầu Nhật Tân.

TP Hà Nội cho rằng, đường Âu Cơ là tuyến đường quan trọng của quận Tây Hồ tại cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, là tuyến đường trục kết nối gần nhất trung tâm chính trị Ba Đình với sân bay Nội Bài, đóng vai trò thuộc tuyến đường mang tính chất ngoại giao đón các đoàn khách quốc tê đến Hà Nội.

Với tính chất quan trọng như vậy, mật độ tham gia giao thông trên đường Âu Cơ luôn rất đông đúc. Tuy nhiên, tuyến đường chỉ cỏ bề rộng mặt đường hiện trạng từ 8-9m, một số đoạn đã được mở rộng có bề rộng mặt đường từ 15-17m.

Đặc biệt, cơ sở hạ tầng đoạn tuyến này được đầu tư thiếu đồng bộ, chênh cao độ giữa mặt đường chính và mặt đường gom hai bên quá lớn, bán kính rẽ nhỏ hẹp, tầm nhìn kém tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, dồn ứ, tắc đường kéo dài...

Qua khảo sát, Hà Nội đánh giá sơ bộ, dự kiến cải tạo theo phương án thay thế một phần kết cấu đê đất bằng bê tông cốt thép kết hợp mở rộng mặt đường Âu Cơ như trên.

Tuyến đường này sẽ tạo ra đoạn đê kết cấu bằng bê tông cốt thép thay cho kết cấu bằng đất; tuyến đường được mở rộng hơn 2 làn mặt đường hiện có, đảm bảo 4 làn xe chạy trên tuyến chính, mỗi đường gom hai bên đảm bảo 2 làn xe chạy.

Theo đó, sau khi được đầu tư, đây sẽ là tuyến đường quan trọng nối thông, đồng bộ các cầu lớn bắc qua sông Hồng là các cầu Thăng Long, Nhật Tân, Chương Dương, Vĩnh Tuy và Thanh Trì... Điều này góp phần thúc đẩy phát triển có hiệu quả các khu đô thị, trung tâm thương mại dọc hai bên tuyến đường theo quy hoạch đã và đang được thành phố Hà Nội tập trung đầu tư.

Ngoài ra, TP Hà Nội cũng cho rằng, cần phải gấp rút đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường  Âu Cơ còn để phục vu Hội nghị cấp cao ASEAN và SEAGames 31, dự kiến tổ chức ở Hà Nội vào năm 2020.

Do tính cấp thiết của việc giải quyết ùn tắc giao thông, Hà Nội muốn bổ sung việc mở rộng đoạn đường này vào dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên đang được đầu tư hoàn thiện.

Theo UBND TP Hà Nội, nếu triển khai đoạn này như một dự án mới thì mất nhiều thời gian từ các khâu trình HĐND TP, đấu thầu tư vấn lập dự án, đấu thầu thi công xây lắp… (dự kiến mất khoảng 12 tháng cho các thủ tục chuẩn bị trên và sẽ mất khoảng 16-18 tháng cho công tác thi công do điều kiện thi công rất khó khăn, vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông đi lại và tuân thủ các quy định cùa Luật Đê điều).

chuyen-gia-luu-y-ha-noi-vu-thay-the-de-dat-bang-de-be-tong
Đoạn cầu vượt An Dương mới được thông xe - (Ảnh: IT).

Để hoàn thành các thủ tục trên, Hà Nội lo ngại dự án sẽ không hoàn thành vào giữa năm 2020 phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN và SEA Games 31 nên cần phải gấp rút đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đoạn tuyến đường  Âu Cơ.

Nếu được áp dụng cơ chế đặc thù, ngoài việc giảm thời gian giải quyết các thủ tục đầu tư kể trên, TP Hà Nội sẽ có điều kiện rút kinh nghiệm tại dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương-đường Thanh Niên.

Cụ thể, theo phương án này sẽ rút ngắn thời gian thi công khoảng 8 tháng và thành phố sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh dự án xây dựng cầu vượt An Dương để có thể triển khai thi công và hoàn thành toàn bộ trước tháng 6-2020.

Còn nhiều lo lắng

Việc Hà Nội đề xuất thay đê đất bằng đê bê tông từng gây tranh cãi trong giới chuyên gia khi dự án xây dựng cầu vượt An Dương chuẩn bị được triển khai. Thời điểm đó có nhiều ý kiến cho rằng đoạn đê Nghi Tàm - Âu Cơ có vị trí nhạy cảm, quan trọng trong việc chống mưa lũ khi cấp thiết.

Tương tự, việc thay thế đoạn đê từ Nghi Tàm (tại điểm giao với đường Xuân Diệu) đến ngã ba Âu Cơ - đường dẫn lên cầu Nhật Tân cũng gây lo lắng.

Trao đổi với PV, nguyên Cục trưởng cục Đê điều & Phòng chống lụt bão (bộ NN&PTNT) GS. Nguyễn Ty Niên cho rằng, thời đại công nghệ các phương tiện kỹ thuật phát triển thì không có gì là khó trong việc thay thế đê đất bằng đê bê tông. 

Tuy nhiên, ông Niên lưu ý rằng việc thay thế phải rất cẩn trọng bởi đoạn đê đất trên đã được hình thành từ lâu, trải qua hàng trăm năm bồi đắp, gia cố.

Hơn nữa, theo đánh giá của nguyên Cục trưởng cục Đê điều & Phòng chống lụt bão, ngoài yếu tố về phòng tránh lũ thì đoạn đê Âu Cơ - Nghi Tàm có vị trí tương đối nhạy cảm. "Một bên là hồ tây, một bên là sông Hồng, chúng ta cần phải có những phương án đối phó với trường hợp xấu nhất xảy ra.

Ngoài ra, GS. Nguyễn Ty Niên cho rằng, đoạn đê Nghi Tàm - Âu Cơ còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, do đó các cơ quan chức năng cần phải thận trọng đánh giá.

 

Nước sông Hồng dâng cao nhấn chìm hàng nghìn gốc đào Nhật Tân

Người dân trồng đào Nhật Tân không khỏi lo lắng trước nguy cơ mất trắng do nước sông Hồng dâng cao nhấn chìm hàng nghìn gốc đào trong nhiều ngày nay.

 

Điêu đứng nhìn vườn nhãn hơn 3.000m2 ven sông Hồng bị kẻ lạ san phẳng

Vườn quả rộng hơn 3,5 nghìn m2 của một số hộ dân ở bãi sông Hồng (phường Liên Mạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị kẻ lạ cho máy móc san phẳng.

 

Huyện Đan Phượng cấp phép xây dự án trên không gian thoát lũ sông Hồng trong khi nhiều nơi gánh chịu cảnh ngập lụt

Trong khi nơi tại Hà Nội vẫn chịu cảnh ngập lụt mùa mưa bão, thì lãnh đạo huyện Đan Phương lại đồng ý cho cá nhân triển khai dự án ngay khu vực bãi giữa thuộc không gian thoát lũ sông Hồng.