Thứ ba, 07/05/2019, 10:59 AM
  • Click để copy

Chuyện vui buồn của những người buôn tóc

Người buôn tóc có những câu chuyện mang đầy hỷ nộ ái ố mà chẳng mấy người hiểu. Và những người bán tóc cũng có những nỗi niềm chẳng mấy ai thấu tỏ.

chuyen-vui-buon-cua-nhung-nguoi-buon-toc
Những mái tóc đẹp trong một salon chuyên thu mua tóc trên đường Lê Đình Thám

Nhiều người vì muốn đổi kiểu tóc, nhưng cũng có người phụ nữ vì túng bấn mà phải bán đi bộ tóc dài của mình. Đó là những quyết định đầy trăn trở và ngập tràn những tiếc nuối. Nhưng với người buôn tóc, còn có những nỗi niềm chẳng mấy ai thấu tỏ, khi họ cũng cố gắng để lại cho người bán tóc một mái đầu đẹp. Góc khuất của nghề, của người buôn tóc ở Đà Nẵng còn một cái tình như thế.

Trên những con phố sầm uất của Đà thành như đường Phan Chu Trinh, đường Lê Duẩn, đường Điện Biên Phủ hay Nguyễn Văn Linh. Dưới nhấp nhoáng đèn màu là những cửa hàng tóc thời trang. 

Ngập ngừng cất đôi dép nhựa bên cạnh những đôi giày, đôi dép cao gót đáng giá cả một tháng lương công nhân của mình, chị Trần Thị Hậu (33 tuổi, đang làm công nhân tại khu công nghiệp Hòa Khánh) rón rén mở cửa bước vào một salon tóc trên đường lê đình thám. Chỉ ít phút sau khi thỏa thuận giá cả, mái tóc dài và dày quá hông của chị nằm gọn gàng trên bàn, chị vuốt mái tóc gọn hơ chỉ ngang tai còn lại của mình ngậm ngùi bước ra ngoài. Buổi giao dịch tóc hôm đó hoàn thành đúng giao kèo. Tuy nhiên, khi nhìn mái tóc mình rơi ra, chị hậu vẫn cứ thảng thốt.

Nuôi tóc, chăm tóc là để làm đẹp thêm cái duyên con gái, và  giữa thời buổi làm đẹp đang trở thành công nghệ, thì mái tóc suôn mượt, dài bỗng trở nên đắt giá. “Đắt” là vì phải bỏ ra một số tiền từ vài trăm nghìn, thậm chí là bạc triệu để mua một mái tóc dài. “Đắt” là vì không dễ thuyết phục chủ nhân của chúng “xuống tóc”.  

chuyen-vui-buon-cua-nhung-nguoi-buon-toc
Những người phải đi bán tóc đều có những nỗi niềm riêng. Ảnh minh họa

Chị Hậu cũng kể lại nhiều chuyện bán tóc bi hài mà chị biết ở khu vực mình. Có cô bé gái học lớp 11 từng bị ba đánh một trận no đòn vì tội cả gan bán tóc lấy tiền tiêu Tết. Bán tóc còn là nguyên nhân của câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra tại một xã vùng cao Đông Giang của tỉnh Quảng Nam giáp với Tp Đà Nẵng. Khi để xây chuồng lợn phát triển kình tế, vợ chồng anh Phạm Văn Tánh (trú xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) thiếu tiền, chị vợ bán tóc lấy 800 nghìn mua vật liệu. Chuồng xây xong nhưng dự án trục trặc, con giống chưa về. Nhìn chuồng lợn bỏ trống, thi thoảng anh chồng lại nhắc đến chuyện lấy tóc đổi gạch đá. Thế là hai vợ chồng hục hặc vì chuyện bán tóc. Còn biết bao câu chuyện hỉ, nộ, ái, ố khác chỉ người trong cuộc mới hiểu được.

Là một chủ salon tóc lớn ở quận Hải Châu (Đà Nẵng), chị Phan Thị P. vẫn thường mua tóc hằng ngày. Chị cho biết việc định giá cả của từng loại tóc cũng tùy theo loại: dài, ngắn, tốt xấu, khác nhau. Trung bình mỗi lượng tóc dài trên 40 cm giá 300.000 - 500.000 đồng. “Có bộ tóc lên đến cả triệu đồng. Tuy nhiên khi ra nước ngoài thì giá của những bộ tóc đó phải lên gấp đôi, gấp ba. Một cô gái muốn biến tóc ngắn thành dài thường phải trả hàng triệu đồng cho các tiệm nối tóc. Lượng tóc dùng để nối tùy theo yêu cầu của người nối, nhưng thường khoảng 100g.

Mái tóc, thứ được xem như nét duyên thầm nữ giới nay trở thành món hàng có giá trên thị trường. Đáp ứng nhu cầu làm đẹp của khách hàng trong nước, thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài, nhiều người buôn tóc đã tỏa về các làng quê săn tóc dài.

Để cắt được tóc của khách bán thì cần hai người, một người cắt và một người đứng sau lưng, được bao nhiêu thì cuộn vòng cho vào túi hay hộp cho gọn. Đó là để cho người bán khỏi nhìn thấy mà nóng ruột tiếc rẻ cho mái tóc của mình. Họ quyết định bán mái tóc cũng giống như việc họ bán đi một phần thân thể mình. Mà với đàn bà con gái, thì mái tóc là nét đẹp trời phú. Những người có tóc đẹp là những người rất may mắn, nhưng chỉ vì chẳng đặng đừng nên họ phải bán đi cho những người buôn tóc.

chuyen-vui-buon-cua-nhung-nguoi-buon-toc
Trung bình mỗi lượng tóc dài trên 40 cm giá 300.000 - 500.000 đồng.

Trò chuyện với người buồn tóc làm tại các salon như chị P., chị Thuận... mới thấy nghề này cũng lắm công phu. Họ giữ mối bằng cách tỉa tóc cẩn thận và giữ lại cho chủ nhân của nó một kiểu đầu vừa phải chứ không cắt theo kiểu “tận thu”. Đôi khi, họ còn trút lòng tâm sự chuyện đời, chuyện nghề mong nhận lấy thiện cảm của khách hàng. Có người nhất quyết chỉ mua tóc dài và dày để còn để lại cho chủ nhân một nái tóc “nhìn được”, chứ không nỡ ra tay cắt tỉa theo kiểu “tàn sát” trên đầu người khác vì cho rằng “hơi thất đức”.

Phía sau nghề buôn tóc ở Đà thành còn lắm những điều chưa biết. Với những người phải bán đi một phần tóc cũng là một phần cơ thể của mình, họ xót xa lắm chứ. Với người buôn tóc, chỉ cần có cái tâm một chút, họ cũng xót khi phải cắt đi một mái tóc đẹp. Và bao giờ cũng vậy, họ vẫn để lại cho những khách hàng của mình một mái tóc đẹp khác, coi như là sự an ủi cuối cùng đáng có vậy.

 

Nắng nóng, người dân Đà Nẵng mang cơm ra gầm cầu ngồi ăn

Thời tiết nắng nóng đã khiến đời sống người dân Đà Nẵng vất vả khi ra đường. Nhiệt độ thực tế ngoài trời có lúc lên tới 40 độ C khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn.

 

Ngắm cảnh đẹp ở Huế và Đà Nẵng bằng thủy phi cơ

Đây là sự kiện nhằm đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, du lịch của địa phương, quảng bá hình ảnh của địa phương đến với du khách bằng một cách tiếp cận mới.