Có nguy cơ thành "bãi thải" cho xe điện Trung Quốc, Úc kêu gọi hành động khẩn cấp
Không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Úc, các xe điện Trung Quốc còn lo ngại gây ra các vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin.
Trong bối cảnh làn sóng xe điện Trung Quốc đang tràn ngập thị trường, đảng One Nation của Australia vừa đưa ra cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn không chỉ đối với nền kinh tế mà còn cả an ninh quốc gia.
Với chính sách mở cửa và không có hàng rào thuế quan, Australia đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Các thương hiệu xe điện giá rẻ như BYD, Chery và Zeekr đang ồ ạt tràn vào thị trường này, tạo nên một cuộc cạnh tranh mà các chuyên gia gọi là "đẫm máu".
Giám đốc điều hành Mitsubishi Motors Australia, ông Shaun Westcott, cảnh báo: "Sẽ có vô số thương hiệu mới với công suất dư thừa tìm cách đổ xe vào thị trường của chúng ta". Trong khi Mỹ và châu Âu đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp bảo hộ, Australia vẫn duy trì chính sách tự do thương mại, khiến thị trường trong nước dễ bị tổn thương.
Dù được quảng cáo là "thông minh" và giá cả phải chăng, những chiếc xe điện Trung Quốc có thể ẩn chứa nhiều rủi ro về an ninh. Theo nhiều báo cáo, xe điện Trung Quốc được trang bị công nghệ có khả năng điều khiển từ xa hoặc thậm chí kích hoạt nổ xe. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi xét đến lịch sử sử dụng công nghệ như một công cụ giám sát và kiểm soát của Trung Quốc.
Các cuộc điều tra tại Mỹ và châu Âu cho thấy những chiếc xe này có thể bị kiểm soát từ xa bởi các thế lực nước ngoài, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng trên đường phố Australia. Thêm vào đó, việc được chính phủ Trung Quốc trợ giá mạnh khiến cạnh tranh trở nên không công bằng đối với các nhà sản xuất trong nước.
Đảng One Nation đang kêu gọi chính phủ liên bang Australia có biện pháp ứng phó ngay lập tức. Đảng này đề xuất áp dụng các cơ chế kiểm soát và quy định an ninh chặt chẽ hơn đối với xe nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc.
"Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước làn sóng xe điện đang tràn vào đất nước", đại diện đảng One Nation nhấn mạnh. "Trong khi các đảng lớn vẫn im lặng về vấn đề này, One Nation sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ việc làm, gia đình và an ninh của người dân Australia."
Với tình hình hiện tại, Australia đang đứng trước một quyết định quan trọng: cân bằng giữa lợi ích ngắn hạn từ việc tiếp cận xe điện giá rẻ và những rủi ro tiềm ẩn dài hạn đối với an ninh quốc gia và nền kinh tế trong nước.
Không chỉ ở Úc, Liên minh châu Âu EU cũng đang phải chật vật đối phó với cơn lũ xe điện giá rẻ từ Trung Quốc. Không chỉ lo ngại các vấn đề liên quan đến bảo mật, cơn lũ xe điện giá rẻ từ Trung Quốc còn đe dọa đến các trụ cột trong nền kinh tế của EU – vốn liên quan nhiều đến lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô.
Mới đây nhất, liên minh châu Âu EU đã đồng ý áp mức thuế quan đến hơn 35% lên các xe điện Trung Quốc – bất chấp những cảnh báo từ phía Trung Quốc cũng như từ chính nước Đức – về quyết định này. Trong khi mức thuế quan này sẽ càng bịt chặt hơn nữa đường vào châu Âu của xe điện Trung Quốc, những chiếc xe này chắc chắn sẽ tìm cách tràn sang các thị trường khác để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng thừa xe điện của mình.
Cùng chủ đề
Pin xe điện Trung Quốc thu lợi nhuận 'khủng'
Nhật-Mỹ ký Hiệp định về trao đổi các vật liệu tối quan trọng và pin điện
Pháp - Đức tranh cãi căng thẳng về điện hạt nhân và xe điện
VinFast và hành trình vươn ra biển lớn: Cột mốc đáng nhớ của ngành ô tô Việt
VinFast bắt tay T-Mobile trang bị công nghệ kết nối không dây trên xe điện
CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
16/10/2024, 16:01Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
14/10/2024, 15:40Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
10/10/2024, 15:01Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
05/09/2024, 12:26Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
02/09/2024, 09:02Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.
Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ được lợi gì nếu ông Trump tái đắc cử?
Khi hàng trăm nhà khoa học khí hậu quốc tế dự báo hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ vượt qua ngưỡng nguy hiểm, ngành dầu khí đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump với một loạt sắc lệnh hành pháp sẵn sàng được ký vào ngày đầu tái đắc cử.
Cuộc tấn công bất ngờ làm rung chuyển ngành đá phiến Mỹ
Những cáo buộc của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) rằng người tiên phong về đá phiến Scott Sheffield đã thông đồng với OPEC để hỗ trợ giá dầu thô, khiến các nhà điều hành dầu mỏ Mỹ đang theo đuổi các thỏa thuận trị giá hơn 100 tỷ USD cảm thấy lo lắng.
Thảm họa thời tiết của Brazil: mưa bão lớn khiến 10 người thiệt mạng, 21 người mất tích
Chưa kịp hoàn hồn sau đợt nắng lịch sử lên tới 62,3 độ vào hồi tháng 3 vừa qua, Brazil tiếp tục đối mặt với trận mưa bão lớn nhất trong những năm trở lại đây.
Lốc xoáy khiến bầu trời Quảng Đông, Trung Quốc tối sầm như ngày tận thế, 5 người thiệt mạng
Sau nhiều người mưa to gió lớn dầm dề, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc đã bất ngờ gặp trận lốc xoáy lớn gây ra thiệt hại về cả người và tài sản.
IMF nâng mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nga
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất được công bố hôm thứ Ba 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024.
Bất chấp kêu gọi của Mỹ, Ukraine vẫn tấn công các nhà máy lọc dầu Nga
Theo các quan chức Mỹ giấu tên, việc Kiev từ chối nhượng bộ đã khiến căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Washington – đối tác quân sự hàng đầu của nước này.