Thứ năm, 23/11/2023, 10:05 AM
  • Click để copy

Đất và người Bắc Bình Định được gói gém qua tập truyện dài 'Ngẩng mặt nhìn mặt' của Nhà báo Mị Dung

Tác giả Mị Dung sắp ra mắt truyện dài đầu tay có tên “Ngẩng mặt nhìn mặt” do NXB Hội Nhà văn ấn hành quý IV-2023 tại Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM, vào 18h ngày 29/11/2023 tới

Qua tác phẩm, nữ nhà văn trẻ này mong muốn gửi gắm “tình người” vào dòng văn học của mình. Mỗi câu chữ được chắt lọc đúc kết từ những ký ức của thế hệ đi trước.Giọng văn dù được kể bằng quan sát, góc nhìn của một cô bé mới lớn, nhưng đây không phải truyện dài dành cho tuổi mới lớn, vì có tính xã hội rộng.

Nhà báo, Nhà văn trẻ Đỗ Thị Mỹ Dung.

Nhà báo, Nhà văn trẻ Đỗ Thị Mỹ Dung.

Khi nhận được thông tin về tác phẩm mới, Nhà văn Lê Hoài Lương nhận định: Đây là tiểu thuyết về đất và người Bắc Bình Định. Dù khuôn lại thời điểm trước và sau 1975, những xáo động lớn thời khắc đất nước hòa bình thống nhất, nhưng cách viết in đậm nét phong vị đất và người Bình Định. Có thể gần với tạng tiểu thuyết phong tục. Phải là người yêu quê hương lắm mới viết được thế này. Và nó thành riêng, khác biệt ít có.

Tiếp mạch chủ đề thì GS-TS Đào Văn Lương, Giảng viên ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ: Tôi không nghĩ đây là tác phẩm của một nhà văn trẻ, chưa qua cuộc chiến, chưa sống những ngày tháng sau chiến tranh, với cái nhìn ngơ ngác của một thiếu nữ… Sao cô lại có thể có những mô tả tinh tế đến vậy, đời thường và dân dã một cách “ngây ngô”… đến vậy! Có thể nói “Ngẩng mặt nhìn mặt” là một tác phẩm của một nhà văn trẻ rất nên đọc và ngẫm nghĩ để rút ra những “lẽ đời” bình dị nhưng sâu sắc!

Không ngớt lời khen ngợi, Nhà văn Nguyễn Trí xúc động: Tác phẩm của một cô gái mới ngoài ba mươi tuổi cuốn tôi từ trang đầu đến trang cuối. “Ngẩng mặt nhìn mặt” không chỉ có trăng có rừng có biển có sông có suối… mà còn có nỗi niềm của kẻ thắng người thua, của mặt hoa, mặt người, của âm binh và bội phản… Đọc xong – tôi phong tác giả Mị Dung là nhà văn – vì tôi nghe một hơi hướng rất mạnh mẽ đang một mình một ngựa trên khúc khuỷu gập ghềnh của con đường văn chương.

Nữ nhà văn trẻ Mị Dung với cuộc sống đời thường hàng ngày ở quê nhà.

Nữ nhà văn trẻ Mị Dung với cuộc sống đời thường hàng ngày ở quê nhà.

Trò chuyện với tác giả Mị Dung, nữ nhà văn trẻ cho biết, cô sẽ dùng toàn bộ doanh thu phát hành sách đóng góp vào Quỹ thiện nguyện ở Mái ấm Nhân Tâm của họa sĩ Lê Phương. Ông cũng chính là người đã vẽ bìa sách ấn tượng bằng chất liệu sơn dầu ủng hộ tác giả.

Đỗ Thị Mỹ Dung (đứng thứ 2 trừ trái qua phải) vừa đoạt giải Ba cuộc thi viết “Người Thầy kính yêu” lần 2-2023 do Báo Người Lao động tổ chức.

Đỗ Thị Mỹ Dung (đứng thứ 2 trừ trái qua phải) vừa đoạt giải Ba cuộc thi viết “Người Thầy kính yêu” lần 2-2023 do Báo Người Lao động tổ chức.

Được biết, nữ nhà văn trẻ này tên thật là Đỗ Thị Mỹ Dung, đang công tác tại Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập khu vực phía Nam.

Đặc biệt, với lối viết chân thật, mộc mạc, Mị Dung cũng vừa đoạt giải Ba cuộc thi viết “Người Thầy kính yêu” lần 2-2023 do Báo Người Lao động tổ chức và trao giải ngày 17/11 vừa qua.

Những "cây đa" "cây đề" trong làng văn, làng báo đã nói gì về "Ngẩng mặt nhìn mặt":

BTV Nguyệt Lam: Đã tạo được cảm xúc cho người đọc

Ưu điểm nổi trội dễ thấy là khả năng miêu tả (tả cảnh và người). Đọc hình dung ra được quang cảnh chiến tranh, chết chóc, không khí căng thẳng do chạy giặc...

Ưu điểm thứ hai là khả năng kể chuyện, truyện logic, mạch truyện hợp lý, người đọc hình dung được bối cảnh xã hội, nội dung cốt truyện, diễn biến câu chuyện, có nhiều đoạn cuốn vào những vấn đề tác giả đặt ra, tạo được cảm xúc cho người đọc về vấn đề đồng cảm với câu chuyện, với nỗi lòng của nhân vật, với cuộc đời nhân vật...

Và, thứ ba là triết lý được lồng vào câu chuyện thông qua nội tâm của nhân vật tôi (nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất, tên Nga). Từ điểm nhìn và triết lý của nhân vật Nga, câu chuyện diễn ra một cách nhẹ nhàng, thuần khiết của tuổi mới lới, với những quan niệm rõ ràng.

Nhà văn Nguyễn Trí:May quá tác phẩm của cô gái ngoài ba mươi cuốn tôi từ trang đầu đến trang cuối

Mị Dung chuyển bản thảo “Ngẩng mặt nhìn mặt” cho tôi đọc. Tôi, tình thật mà nói, nay đã già, thời gian còn lại ít ỏi nên nói còn tiết kiệm từng từ nói chi đọc. Dài hơi mà nhạt hoặc khô thì… Nhưng, may quá; tác phẩm của một cô gái mới ngoài ba mươi một chút nầy, cuốn tôi từ trang đầu đến trang cuối. “Ngẩng mặt nhìn mặt” không chỉ có trăng có rừng có biển có sông có suối…; mà còn có nỗi niềm của kẻ thắng người thua, của mặt hoa, mặt người, của âm binh và bội phản… Đọc xong – tôi phong tác giả Mị Dung là nhà văn – vì tôi nghe một hơi hướng rất mạnh mẽ đang một mình một ngựa trên khúc khuỷu gập ghềnh của con đường văn chương.

Mị Dung chuyển bản thảo “Ngẩng mặt nhìn mặt” cho tôi đọc. Tôi, tình thật mà nói, nay đã già, thời gian còn lại ít ỏi nên nói còn tiết kiệm từng từ nói chi đọc. Dài hơi mà nhạt hoặc khô thì… Nhưng, may quá; tác phẩm của một cô gái mới ngoài ba mươi một chút nầy, cuốn tôi từ trang đầu đến trang cuối. “Ngẩng mặt nhìn mặt” không chỉ có trăng có rừng có biển có sông có suối…; mà còn có nỗi niềm của kẻ thắng người thua, của mặt hoa, mặt người, của âm binh và bội phản… Đọc xong – tôi phong tác giả Mị Dung là nhà văn – vì tôi nghe một hơi hướng rất mạnh mẽ đang một mình một ngựa trên khúc khuỷu gập ghềnh của con đường văn chương.

Nhà văn Nguyễn Một:Nó thật quá. Thật đến đau lòng

Truyện không mới về cốt truyện, nhưng bằng ngòi bút khá nữ tính, ta thấy được sự nhân văn trong từng câu chữ mà tác giả gửi gắm, những đoạn văn như tự tình của quê hương đẹp và buồn! Đặc biệt, khi viết về người cha, người đã bỏ mẹ mình. Nó thật quá. Thật đến đau lòng.

Truyện không mới về cốt truyện, nhưng bằng ngòi bút khá nữ tính, ta thấy được sự nhân văn trong từng câu chữ mà tác giả gửi gắm, những đoạn văn như tự tình của quê hương đẹp và buồn! Đặc biệt, khi viết về người cha, người đã bỏ mẹ mình. Nó thật quá. Thật đến đau lòng.

Nhà báo Vân Phi:“Ngẩng mặt nhìn mặt”như một đối diện, rọi soi sòng phẳng vào thời đại

Viết về thể tài lịch sử luôn là một thách thức, nhất là với người trẻ. Bởi ngoài tố chất văn, khả năng sáng tạo, thì vốn trải nghiệm là điều hết sức quan trọng.

Hiểu rõ điều đó, Mị Dung đã chuẩn bị kỹ cho mình “hành lý” mang theo khi làm cuộc du hành ngược về một thời đã xa, để thấy mình là một phần của thời đại ấy. Không chọn những điểm mờ lịch sử để sáng tạo hay phô bày kỹ thuật, Mị Dung lặn vào đời sống thời hậu chiến với những ngõ ngách số phận con người - từ cả hai phía.

Chị như bước ra từ những thân phận ấy với nhiều trang viết xúc động, giàu trắc ẩn. Không né tránh những lấm láp một thời với bao tồn tại thói tật dị hợm, cái xấu cái ác nhiễu nhương, “Ngẩng mặt nhìn mặt” như một đối diện, rọi soi sòng phẳng vào thời đại.

Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm

Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm

03/03/2024 14:29

Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.

Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?

Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?

19/02/2024 17:13

Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.

Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết

Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết

18/02/2024 11:04

Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024

17/02/2024 07:51

Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'

Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'

23/01/2024 09:04

“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.

Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt

Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt

18/01/2024 09:29

Lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ Thượng tiêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Cây nêu được dựng lên cũng là lời báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu.

Phim Tết 2024: Đa dạng sắc màu

Phim Tết 2024: Đa dạng sắc màu

17/01/2024 10:10

Xem phim giải trí từ lâu đã trở thành thói quen của nhiều người mỗi dịp Tết đến xuân về. Nắm bắt tâm lý đó, các nhà làm phim Việt đang rục rịch giới thiệu đến khán giả những tác phẩm với nhiều thể loại đa dạng sẽ được ra rạp vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Phim hài Thị Hến kén chồng 2 – Trị bệnh háu sắc của quan thầy

Phim hài Thị Hến kén chồng 2 – Trị bệnh háu sắc của quan thầy

11/01/2024 14:05

Tiếp nối thành công phim “Thị Hến kén chồng” năm 2018, hài xuân 2024 năm nay, Thiên Bình Audio sẽ cho ra mắt “Thị Hến kén chồng 2”, dự kiến được công chiếu trên kênh Youtobe: Thiên Bình Official ngày 29/1/2024.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hợp tác với Vương quốc Anh về du lịch thám hiểm hang động

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hợp tác với Vương quốc Anh về du lịch thám hiểm hang động

11/01/2024 12:06

Mới đây, tại thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức buổi làm việc và ký kết biên bản hợp tác về nghiên cứu đa dạng sinh học, du lịch thám hiểm hang động với Vườn quốc gia Yorkshire Dales (Vương quốc Anh).

Xem thêm